• Mỗi người có một cái tên, nhưng có nhiều loại tên cho một người.Tên cúng cơm: Khi mới sinh ra bố mẹ yêu đứa bé hết mực, sợ dùng tên đẹp để gọi con có thể gặp điều không may nên thường gọi con bằng những tên xấu như: Cún, Bống, Tấm…. Thậm chí có gia đình lấy tên chó để gọi con: Vàng, Vện, Mực…Đương nhiên luc làm nên hoặc có chức vụ thường đổi: “Vàng” bỏ dấu là Vang, “Vện” thì gọi là Vịn rồi Vịnh, “Mực” thì gọi là Mặc, Mạc…

    Nhiều gia đình quyền quý thường chọn tên cho con rất cẩn thận.

    Cho nên sách xưa có viết: “Danh xứng kỳ chức” (tên hợp với địa vị), nhà quyền quý thì đặt ten cho con sang, bình dân đặt tên cho con gần giũ với đời thường.

    Thời Thập lục quốc (mười sáu nước ơ Trung Hoa, thế kỷ thứ IV, thứ V), Ngụy Cao Tổ có 4 người con, tên gọi là: Tuân Du, Nguyệt, Dịch đều có chứ “tâm” bên trái.

    Quan đại thần Thôi Quang cũng có 3 người con gọi theo thứ tự: Lệ, Húc, Miễn đều có chữ “lực” bên phải.

    Một hôm Ngụy Cao Tổ hỏi Thôi Quang:

    - Tên các con của ta đều có chữ “tâm” bên trái còn con của nhà ngươi bên phải có chữ “lực”.

    Thôi Quang cười nói:

    - “Quân tử lao tâm, tiểu nhân lao lực” (Người quân tử làm việc khó nhọc con tim, đem trí tuệ ra mà làm, tiểu nhân dùng sức lực)

    Cao Tổ nghe xong tỏ ý tán thành.

    Đời Đường có quan thị Lang Hình Bộ là Do Nhân Kiệt, không những xử các vụ án hiểm hóc công minh tài giỏi như thần mà còn hay khôi hài đùa cợt. Có lần quan đồng liêu cùng làm việc một công sở là Lư Hiến đã bị ông đùa:

    - Túc Hạ có cái ghép với chữ “mã” thành con lừa.

    Lư hiến trả lời:

    - Tên ông bên cạnh chữ “khuyển” ghép với chữ “hỏa” mới thành chữ “do” là chó đã nướng cháy thui.

    Lối dùng chiếu tự để giễu nhau giữa hai ông quan đã phản ánh một hiện tượng: xã hội rất quan tâm đến tên người.

    Hiện tượng xã hội này có quan hệ trực tiếp đến các giấc mơ. Nhiều người thời xưa đã đặt tên gọi từ những giấc mơ. Kinh Thi có viết:

    Người có uy tín trong xã hội nằm mơ thấy gấu đực gấu cái là điềm lành, sinh con trai.

    Kinh Thi giải thích: Gấu dù là đực hay cái đều ở trên núi nên sinh con trai. Vì ở trên núi là “dương”.

    Thời Xuân Thu, Tấn Công Tử khi mới sinh ra có vết đen ở mông. Mẹ ông thường nằm mơ thấy thần gỗ vỗ vào chỗ mông đen của đứa bé mà nựng: “Sẽ có nước Tấn”. Vì vậy bà đặt tên cho con là “Mông Đen”. Lẽ thường cái mông bị vết đen đáng lý phải giữ kín không nói ra, nhưng vì mơ thấy thần báo “Mông Đen” sẽ làm vua nước Tấn nên mẹ Tấn Công phải theo lời thần dặn.

    Trong các sách sử Trung Hoa còn ghi khá nhiều câu chuyện về việc đặt tên con theo điềm báo trong các giấc mơ.

    Bà mẹ Nhạc Phi nằm mơ thấy chim ddaijbangf đậu ở trên nóc nhà, khi sinh ra Nhạc Phi đã đặt tên tục là “Bằng Cừ” nghĩa là chim đại bàng cất cánh.

    Nữ sĩ nổi tiếng thời cổ Trung Hoa là Diệu Nguyệt Hoa có cái tên hiền dịu như thế là do bà mẹ nằm mơ thấy ánh trăng chiếu vào bụng ngày bà mang thai.

    Lý Bạch – Thi nhân đời Đường có tên tự Thái Bạch là vì bà mẹ ông nằm mơ thấy sao Thái Bạch rơi vào bụng.

    Năm thứ 9 đời Thuận trị, nhà Thanh, khoa thi năm Nhâm Thân, người Vô Tích đỗ trạng nguyên, tên là Trung Ỷ. Khi còn bé ông vẫn ra ngôi miếu đầu làng cúng lễ, đêm nằm mơ thấy thần linh tựa vào mình, cho 54 hạt dưa.

    Tỉnh giấc, ông đi hỏi, được người đoán giải mơ khuyên nên đổi tên cũ, lấy tên mới Trung Ỷ. Sau này đến tuổi trưởng thành, Trung Ỷ lấy vợ. Được ít lâu, nhân nhàn nhã, hai vợ chồng ngồi uống trà với nhau, người vợ bỗng lấy một vốc hạt dưa đặt xuống bàn, xếp thành hai chữ “trạng nguyên”. Trung Ỷ nhớ ngay tơi giấc mơ ngày nhỏ. Sau này ông cùng 54 thí sinh dự thi và đỗ đầu, giống hệt sự việc xảy ra trong mơ.

    Từ những câu chuyện như thế, các vua chúa quan lại thời xưa thường dựng nên những giấc mơ có nội dung có lợi cho ý đồ chính trị của mình.

    Lưu Bang dựng chuyện bà mẹ nằm mơ thấy giao hợp với rồng sinh ra Lưu Bang, sau này thành Hán Cao Tổ.

    Thúc Lương Hột và Nhan Thị đi cầu đảo, cùng ngủ với nhau ở Ni Khâu mà sinh ra Khổng Tử nêu đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni.

    Nằm mơ thấy một hiện tượng gì có liên quan đến con người rồi lấy đó đặt tên là việc làm bình thường ở thời Trung Hoa cổ. Văn học lịch sử Trung Hoa có nhiều điển cổ loại:
    Một thi nhân đời Đường ở Trung Hoa là Lưu Vũ Tích đã lấy tự là Mộng Đắc, về sau nhiều người bắt chước lấy tên là Mộng Đắc hoặc tự là Mộng Đắc.

    Cho nên để đoán giải các giấc mơ, cần dựa vao fquan điểm duy vật lịch sử thì mới không rơi vào hoang đường mê tín hoặc bị lợi dụng.

    Những giấc mơ gắn liền với văn hóa

    Bản quyền Giải Mã Giấc Mơ
  • 1 nhận xét to ''Tên gọi với giấc mơ"

    ADD COMMENT
    1. I am not certain where you are getting your info, however great topic. I must spend a while finding out much more or figuring out more. Thank you for fantastic info I used to be on the lookout for this info for my mission. gmail login

      Trả lờiXóa