• Từ “phản mộng” có nghũa là điều ngược lại của giấc mơ, do Vương Phù nêu lên trong sách Các giâc mơ. Vương Phù nói: “Phàm các giấc mơ đều có “thẳng” và “ngược””. Vậy thế nào là “phản mộng”? Vương Phù giải thích:
    Âm cực là lành, dương cực là dữ, như thế gọi là phản mộng.
    Vương Phù đưa ra một số ví dụ: Tấn Văn Công trước trận đánh thành Phác nằm mơ thấy Sở Tử mai phục, muối đầy ngực. Thường thì việc này rất dữ. Nhưng lâm trận, Tấn Văn Công thắng lớn. Như thế gọi là “phản mộng”.

    Theo sách Tả truyện: Vào ngày 1 tháng 4 năm 28 niên hiệu Hy Công, Tấn Hầu nằm mơ thấy mình đánh nhau với Sở Vương. Sở Vương đè Tấn Hầu, cắn vào ngực Tấn Hầu nhưng Sở Vương gục mặt nhận tội.

    Tấn Hầu vô cùng sợ hãi. Tứ Phạm là tùy tùng của Tấn Hầu giải thích:
    Đây là một giấc mơ tốt, chúng ta được trời giúp như thế là điềm báo quân Tấn sẽ đánh thắng quân Sở.Tử Phạm đã vận dụng nguyên lý ngược lại để giải đoán giấc mơ của Tấn Hầu. Tử Phạm cho rằng: Tấn Hầu tuy bị Sở Vương đè lên người nhưng mặt Tấn Hầu hướng lên mặt trời. Sở Vương mặt hướng xuống. Như thế Tấn Hầu được trời giúp, Sở Vương phải nhận tội. Tử Phạm đã kết luận đây là một giấc mơ tốt, không phải xấu như hiện tượng đã thấy trong mơ.
    Trần Sỹ Nguyên, Tiến sỹ triều Minh làm quan Tư châu ở Châu Dịch có viết bộ sách Mộng chiêm dật chỉ. Bộ sách chia làm hai phần: Sáu quyển đầu là phần lý luận về đoán các giấc mơ, sáu quyển sau khi chép điềm báo của các giấc mơ, đã thu thập nhiều câu chuyện mê tín về các giấc mơ thời xưa, tổng hợp các sách bàn về mơ.

    Tài năng phân tích nội dung các giấc mơ của Trần Sỹ Nguyên còn thể hiện ở cách quy nạp những lý luận về những giấc mộng ngược lại sự thật.

    Ông giải thích:
    • Nằm mơ thấy than khóc là có tiệc vui, chuyện cưới xin.
    • Nằm mơ thấy ca múa là xảy chuyện kiện tụng
    • Nằm mơ thấy ấm là rét
    • Nằm mơ thấy mặc áo tang là ăn mừng thành công.
    • Nằm mơ thấy mặc áo bào màu đỏnlà điềm buồn rầu lo lắng.
    Theo Trần Sỹ Nguyên, đó là những giấc mơ ngược, trong đó những điềm báo trước ngược với hiện tượng trong mơ.

    Cách đoán những giấc mơ theo phương pháp ngược lại ở các nước phương Đông, nhất là ở Trung Hoa đã có từ lâu.

    Trang Tử là người đưa ra lập luận “thể nghiệm”. Trong các giấc mơ là trạng thái tương phản của quá trình hoạt động ý thức ban ngày. Trong sách Tề Vật luận, Trang Tử viết:
    Nằm mơ thây uống rượu sáng ra lại khóc. Nằm mơ thấy khóc sáng ra lại thấy đi săn thú.
    Trang Tử nói tiếp: “Anh thấy đi chăn gia súc là tất nhiên. Về ý nghĩa ma nói, trẻ chăn gia súc nghèo, tay trắng, nhưng nếu phân tich kỹ thì lại thấy đứa bé chăn gia súc có thể trở thành bậc đế vương giàu có, hưởng phú quý, đó là sự tưởng tượng khác lạ.”

    Nếu quan niệm nằm mơ là một hoạt động sinh lý của con người thì có góc độ cần khảo sát. Lý luận của Trang Tử có nhiều chỗ hợp lý, nhà lý luận về các giấc mơ là Tiền Chung Thư đã phát biểu và nêu ý kiến của ông về câu nói của Trang Tử:
    Bí ẩn là nếu nhận xét quá chi tiết thì sẽ dẫn tới lời nói không thực như thần thoại.
    Để minh họa thêm Tiền Chung Thư đã đưa ra hàng loạt ví dụ về giải mộng ngược:
    • Nếu nằm mơ thấy mặt trăng (âm) là lửa.
    • Thấy đau là ăn uống
    • Thấy ca múa là khóc lóc.
    Sách Bắc Tề thư – Truyện Lý Nguyên Trung có viết:
    “ Trương Sĩ nằm mơ thấy mình cầm bó đuốc đi vào mộ cha, nửa đêm hoảng sợ cho là điềm cực dữ. Sáng dậy báo cho thầy đoán mộng, thầy nói đại cát.”
    Quyển 9 Hoàng Minh tập có viết:
    “ Nếu nằm mơ thấy thế này thì sẽ gặp điềm ngược lại, Triệu Giản Từ nằm mơ thấy một đứa bé trần truồng hát nghêu ngao, đó là nước Ngô đã chiếm được thành của nước Sở thuộc đất Giang Lăng. Tấn Tiểu Thần nằm mơ thấy Viên Công lên trời, ngược lại viên công lại đi vào chỗ bẩn thiểu.”
    Quyển 129 Thái Bình quảng ký có viết:
    Người ở đất Tấn Dương, nằm mơ thấy bị hổ ăn thịt, bà mẹ nói:Người ta nói nằm mơ mà thấy chết thì ngược lại là sống. Các giấc mơ đều ngược với thực.
    Đường Cao Tổ Lý Uyên nằm mơ thấy ngủ trên giường, thân thể bị giòi bọ đục khoét liền hỏi nhà sư Trí Mãn.

    Trí Mãn nói:
    Người nằm ở giường là bệ hạ, bị đàn giòi bọ quây lại ăn thịt đục khoét hàm ý là nhiều người nghe lời một người. Như vậy, mọi người đều nghe tuân chỉ Hoàng đế. Bệ hạ là người cao nhất thiên hạ.
    Những ví dụ về các giấc mơ có nội dung ngược lại với cuộc sống thực rất nhiều.

    Chúng ta hãy đọc thêm một số câu chuyện lý thú về phân tích các giấc mơ ngược.

    Tiểu thuyết Hoàng Minh Bách gia của Thẩm Đình Tùng có chép:

    Thất Phiêu cưỡi rồng dạo chơi, nói:
    “Có một người nói với bạn là tối hôm qua nằm mơ thấy tôi khóc lớn, thế thì không lành rồi”
    Người bạn nói:
    Đừng lo, đừng lo! Ban đêm ngủ nằm mơ thấy khóc to, sáng mai dậy cười lớn.
    Sách Phách án kinh kỳ có viết:
    “Mơ là ngược lại, nằm mơ thấy phúc là họa, thấy cười là khóc.”
    Trong hồi 44 truyện Tỉnh Thế nhân duyên viết:

    Tiết Tố nằm mơ thấy hung thân mổ ngực đổi tim, sợ quá hét lên, tỉnh giấc bà mẹ hỏi biết chuyện an uỉ:
    Nằm mơ mà thấy điềm dữ là tốt, con nằm mơ như thế là tốt lành. Con của mẹ đừng sợ.
    Nhà đoán mộng Tiên Chung Thư còn đưa ra một số ví dụ về những giấc mơ ngược với sự thực của cuộc sống.

    Sách cổ Itali có chép:
    Có người nằm mơ thấy được có rất nhiều vàng. Tỉnh lại chỉ thấy đôi tay hôi hám.
    Một số dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có tập tục đoán giải các giấc mơ. Có lúc người ta xem lời phán trong mơ là lời phán truyền cho thần linh, nếu không nghe theo sẽ gánh chịu mọi tai họa.

    Người Dao vùng Tây Bắc Việt Nam cho rằng:
    • Nằm mơ thấy cháy nhà là điềm giàu có, của cải đến nhà.
    • Nằm mơ thấy người chết hay chính mình chết là điềm được hạnh phúc trường thọ.
    • Nằm mơ thấy uống rượu ăn thịt: người nhà không chết thì láng giềng cũng có người chết, điềm cực xấu.

    Ví dụ về giải đoán ngược lại giấc mơ


    Có các phương pháp giải mã giấc mơ như sau:

    Bản quyền thuộc Giải Mã Giấc Mơ
  • 0 bình luận cho " Phương pháp giải đoán ngược lại "