• Nghiên cứu về giấc ngủ & giấc mơ của trẻ em từ 1 - 13 tuổi

    Tác giả: Nặc danh
    Xuất bản: Thứ Năm, tháng 1 17, 2019
    A- A+
    Theo các thống kê của các nhà nghiên cứu về giấc ngủ và giải mã giấc mơ của trẻ sơ sinh và trẻ em thì họ phát hiện ra rằng, đối với trẻ sơ sinh từ 0 - dưới 1 tuổi cũng hình thành một số dạng giấc mơ đơn giản, ngoài ra thì một nghiên cứu khác được tiến hành từ giai đoạn trẻ dược 3 - 6 tuổi và 7 - 13 tuổi, quá trình nghiên cứu này cho thấy những sự kỳ diệu đến từ giấc ngủ và giấc mơ của trẻ nhỏ.


    Nghiên cứu về giấc ngủ & giấc mơ của trẻ em từ 1 - 13 tuổi
    Nghiên cứu về giấc ngủ & giấc mơ của trẻ em từ 1 - 13 tuổi

    Vậy thì trẻ em có giấc ngủ như thế nào và trẻ nhỏ thì thường nằm mơ thấy những gì? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự hình thành giấc ngủ và giấc mơ của con nhỏ trong giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên thì chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cũng như kiến thức về quá trình nghiên cứu giấc ngủ và giấc mơ của trẻ nhỏ.

    Trong quá trình đi vào giấc ngủ và đến với những hình ảnh của giấc mơ thì hệ thống não bộ của con người sẽ trải qua 2 trạng thái giấc ngủ luân phiên nhau xảy ra kể cả ở trẻ em và người lớn, đó là giai đoạn NREM và REM.
    • Giai đoạn NREM có thể hiểu rằng giấc ngủ sẽ trải qua 4 chu kỳ trạng thái ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu.
    • Giai đoạn REM chính là giai đoạn giấc ngủ của con người đã trải qua chu kỳ giấc ngủ rất sâu của giai đoạn NREM và đi đến đích cùng là 'ngủ nhẹ', chính giai đoạn này sẽ đưa giấc ngủ con người đi vào những giấc mơ. 
    Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài nghiên cứu này:

    Trẻ sơ sinh

    Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ là hoạt động chính của bộ não trong suốt quá trình phát triển đầu đời của trẻ. Điều này được các nhà khoa học gọi là nhịp điệu sinh học đây là một dạng đồng hồ của cơ thể, báo hiệu thời điểm thức và ngủ tuân theo sự tiếp nối ngày và đêm. Thông thường thì trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ không ổn định, đặc biệt là trong vài tuần đầu, là vì nhịp điệu sinh học trong cơ thể trẻ cần có thời gian để phát triển và hoàn thiện.

    Thông thường trẻ sơ sinh ngủ tổng cộng từ 10 - 18 tiếng mỗi ngày, thời gian ngủ thường kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ với giờ giấc không ổn định và cũng thường thức giấc nhiều lần.

    Trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi có nằm mơ không?

    Theo các nghiên cứu thì trẻ sơ sinh thường ngủ với giấc ngủ chập chờn, không sâu, trẻ thường hay quẫy đạp, co tay chân, giật mình.... Thông thường những giấc mơ chỉ xuất hiện khi mắt, não bộ và hệ thần kinh đã đi đến giai đoạn hoạt động nhanh và ngủ sâu, vì vậy đối với trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi thì vẫn chưa có hiện tượng mơ mộng.

    Tuy nhiên ở giai đoạn trẻ từ 4 - 12 tháng tuổi thì khoảng 70 - 80% trẻ ngủ liền mạch xuyên suốt đêm. Ở độ tuổi này, trẻ đang bắt đầu phát triển khả năng giao tiếp và nhận thức vì vậy mà điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những gì đã xảy ra trong một ngày của trẻ khiến trẻ ấn tượng, vui thích hay quá sợ hãi, hoảng loạn thì cũng có thể đi vào giấc ngủ của bé, nó như một kiểu ẩn của loại giấc mơ ác mộng, điều này là lý do vì sao khi trẻ ngủ hay giật mình, tự dưng la hét, quấy phá hay mĩm cười,...

    Trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi

    Trẻ ở độ tuổi từ 1 - 5 tuổi đa phần ngủ tổng cộng từ 11 - 14 tiếng mỗi đêm, càng lớn thì các giấc ngủ ngày của trẻ dần giảm xuống và chú ý là tuổi trẻ từ 1 - 5 tuổi thì nên hạn chế để trẻ ngủ trưa trễ hoặc ngủ vào giờ chiều, vì ngoài lý do khi cho trẻ ngủ gần với giờ ngủ tối sẽ khiến trẻ khó ngủ sớm vào ban đêm thì còn lý do nữa là do vía của trẻ con còn rất yếu nên ngủ ở các giờ như 12h, 4 - 5h tối sẽ không tốt cho trẻ em.

    Trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi có nằm mơ không?

    Theo các nghiên cứu thì trẻ nhỏ ở giai đoạn 1 - 5 tuổi thì đã xuất hiện những giấc mơ thông các quá trình của giấc ngủ. Các nhà khoa học cho biết rằng trẻ nhỏ ở độ tuổi này dành khoảng 60 - 70% thời gian ngủ ở trạng thái ngủ say giấc và đi vào giấc mơ, tuy nhiên thật khó để biết các em nhỏ thường nằm mơ về những gì, vì ở độ tuổi này sự nhận thức và giao tiếp của trẻ vẫn còn hạn chế.

    Nhưng theo các nhà khoa học tâm lý cho rằng, những giấc mơ của các trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi thì thường mơ về những hình ảnh và âm thanh mà trẻ bắt gặp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở độ tuổi này, tẩn số của ác mộng xuất hiện nhiều hơn trong giấc ngủ của trẻ, hình ảnh xuất hiện những con quái vật kinh dị, những mụ phù thủy,... hoặc cũng có thể xuất hiện những cơn ác mộng khi bị bố mẹ la phạt hay khi trẻ bị bệnh,...

    Trẻ em từ 6 - 13 tuổi

    Trẻ em ở độ tuổi này cần ngủ tổng cộng 9 - 11 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên với xã hội ngày nay thì dường như thời gian học tập, vui chơi, xem tivi,.... chiếm hết phần lớn thời gian ngủ, vì vậy đó là những nguyên nhân gây ra sự khó ngủ và bị rối loạn giấc ngủ, thậm chí xuất hiện những cơn ác mộng trong giấc ngủ của trẻ. Hậu quả của những điều này chính là khiến trẻ bị suy yếu bộ nhớ, giảm khả năng suy nghĩ và xử lý thông tin, ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng học tập và tiếp thu của trẻ.

    Trẻ em từ 6 - 13 tuổi có nằm mơ không?

    Theo nghiên cứu thì giấc ngủ của trẻ em ở độ tuổi từ 6 tuổi trở đi, những giấc mơ bắt đầu xuất hiện ổn định hơn và những giấc mơ diễn ra thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 20 phút trong suốt giấc ngủ của trẻ. Những giấc mơ của trẻ thường là những hình ảnh hay tình huống có liên quan đến nhau thành những câu chuyện và có nội dung cụ thể, đặc biệt trẻ thường mơ nhiều về những gì mà mình yêu thích, như đồ chơi, món ăn, các loài thú vật mà chúng yêu thích hay sợ hãi. Ngoài ra, trẻ em ở lứa tuổi này cũng thường có những giấc ác mộng mang tính bạo lực và hung hăn, có thể do tác động từ những hình ảnh hay hành động từ đời sống thực tế của trẻ ở trong gia đình, môi trường bên ngoài, trường học hay các mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ, người thân,... khiến trẻ bị ảnh hưởng, ám ảnh và đưa vào giấc ngủ. 

    Làm sao để giúp trẻ ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp

    Ở độ tuổi trẻ con thì giấc ngủ là điều quan trọng tác động lớn đến sức khỏe, tinh thần, tâm sinh lý và thậm chí là cả quá trình phát triển bộ não của trẻ, vì vậy nên cho trẻ ngủ càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh thì cần chú ý đến thời gian và nhu cầu ngủ của trẻ qua việc quan sát hành vi của trẻ, nếu trẻ tỏ vẻ khó chịu, kêu la, khóc, hay dụi mắt... thì nên cho trẻ nằm ngủ đúng lúc. Chú ý nên để trẻ nằm ngửa khi ngủ và tập cho trẻ thói quen ngủ nhiều vào ban đêm sẽ rất tốt.

    Nên hình thành những thói quen tốt cho trẻ như ngủ đúng giờ, tập luyện thể dục nhẹ vài phút trước khi đi ngủ, cần chú ý đế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó thì điều quan trọng nhất là phải tạo cho trẻ có môi trường sống tích cực, để trẻ nhìn thấy những hình ảnh tốt đẹp, hạn chế để trẻ bắt gặp những tình huống không hay như tranh cãi, đánh nhau, xô xát hay xem những bộ phim bạo lực, kinh dị,...

    Khi trẻ gặp ác mộng, thì người lớn nên cố gắng quan tâm và khuyến khích trẻ kể lại các tình huống trong giấc mơ và dựa trên việc liên kết với những vấn đề, tình huống hay sự kiện đã xảy ra với trẻ vào ban ngày để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mơ thấy cơn ác mộng đó. Sau đó cần phân tích và đưa ra những lý giải để giúp trẻ hiểu những giấc mơ xấu đó không thể biến thành sự thật và để trẻ yên tâm quên đi giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ em thường ngủ mơ gặp ác mộng rất thường xuyên dẫn đến tình trạng trẻ bị khó ngủ, hoãng sợ khi nhắm mắt,... khiến trẻ bị ám ảnh trầm trọng, thì người lớn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em.

    Tìm hiểu
    Trẻ em nằm mơ những gì?
    trẻ sơ sinh có nằm mơ không?
    những giấc mơ của trẻ nhỏ
    lý giải những giấc mơ của trẻ nhỏ
  • 0 bình luận cho " Nghiên cứu về giấc ngủ & giấc mơ của trẻ em từ 1 - 13 tuổi "