Lucid Dreams hay còn gọi giấc mơ minh mẫn hay giấc mơ sáng suốt có nghĩa là bạn hoàn toàn nhận thức được rằng bạn đang mơ thấy những gì. Trạng thái của giấc mơ sáng suốt Lucid Dreaming thường diễn ra vào giữa giấc mơ của bạn. Những người mơ mộng hoàn toàn hiểu rằng họ chỉ cần nhập vào giấc mơ của họ và họ có khả năng ý thức biết mình chỉ đang ở trong một giấc mơ.
Tuy nhiên, ngay cả trong những giấc mơ ấy, không phải mọi điều ta mơ được cũng giống với mong muốn, thậm chí, đó còn là những cơn ác mộng mà ta không hề muốn gặp phải. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng mình có thể kiểm soát được giấc mơ, gửi gắm tất cả những mong ước, khao khát của bản thân vào đó? Bạn nghĩ sao nếu mình có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ, xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình? Chính hiện tượng “lucid dream - mơ tỉnh” sẽ giúp bạn có được khả năng thần kì đó.
Nếu một ngày bạn có thể điều khiển giấc mơ của mình, bạn sẽ làm gì? Tay trong tay và môi kề môi với những ngôi sao nóng bỏng nhất của Hollywood? Mọc cánh bay lên trời và thao thao bất tuyệt với Chúa? Hành hạ những kẻ thường ngày vẫn làm bạn thấy chướng tai gai mắt? Thật không may rằng, ngay cả trong giấc mơ của mình, bạn vẫn chẳng thể nào trở nên vĩ đại và làm bất cứ điều gì bạn muốn - thay vào đó, bạn mơ thấy những điều hết sức phi lý: Trần truồng giữa phố đông người và lảm nhảm "I'm sexy and I know it", rơi xuống từ độ cao vài chục nghìn mét, lạc lối trong một mê cung nào đó....
Đừng vội chán nản, vì bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một loại giấc mơ vô cùng hấp dẫn với tên gọi Lucid Dream - giấc mơ nơi bạn là Chúa. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, đi đến bất kỳ đâu. Bạn hoàn toàn có thể điều khiển được giấc mơ của mình.
Thông thường, khi bạn mơ, bạn sẽ không thể biết rằng mình đang nằm mơ. Những sự kiện trong giấc mơ xảy ra một cách vô cùng chân thực và sống động, dù chúng có phi lý đến mức nào đi chăng nữa. Và khi bạn thức giấc, bạn chẳng thể hiểu nổi tại sao những ý tưởng đó lại tồn tại trong đầu bạn. Chúng có ý nghĩa gì?
Trái lại, đối với Lucid dream, bạn hoàn toàn nhận thức rõ rằng bạn đang nằm mơ. Bạn biết rằng loại kiết xác như mình chẳng thể nào với tới đẳng cấp của Scarlett Johansson hay Megan Fox. Bạn cũng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng đôi cánh hay vị Chúa trước mắt mình hoàn toàn không tồn tại.
Lucid Dream là một khái niệm vẫn đang được đưa ra tranh cãi vì nó khá "ảo", cũng giống như người ngoài hành tinh hay quái vật hồ Lochness - những thứ không phải hầu hết mọi người đều chấp nhận. Những giấc mơ đặc biệt này đã được đưa ra nghiên cứu nhiều năm nay, và liệu con người thực sự có thể điều khiển được giấc mơ của mình không, câu hỏi đó vẫn để ngỏ.
Nhật kí của Samuel Pepys (chỉ huy quân sự của quân đội Hoàng gia Anh) vào ngày 15/8/1665 có ghi lại hiện tượng về một giấc mơ lạ kì của ông, “Tôi mơ được ôm quý cô Castemayne trong vòng tay và thể hiện một cách mãnh liệt sự thèm khát của mình đối với cô ấy. Tôi thấy mình lúc đó không phải đang tỉnh ngủ, nhưng cảm giác rất thực, không thể là mơ được”. Còn nhà nghiên cứu Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng, con người có thể học được cách điều khiển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Vào năm 1867, ông đã xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ và cách điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm”, trong đó ông đã trình bày nghiên cứu trong suốt 20 năm của bản thân ông về những giấc mơ; mở đường cho các nhà khoa học khác tìm hiểu về hiện tượng kì bí này.
Lucid Dream không phải là một khái niệm quá mới mẻ. Aristotle có thể đã viết về nó, mặc dù ông chưa hề đặt tên cho nó. Và một số Phật tử Tây Tạng đã trải nghiệm một thứ gì đó rất giống với Lucid Dream từ rất lâu: Yoga Dreaming.
Mục tiêu của những giấc mơ yoga là khảo sát ý thức của bạn và đưa bạn đến một trạng thái tinh thần sáng suốt và ổn định. Một phần vô cùng quan trọng trong ý thức hệ của Phật giáo, đó là việc nhận ra bản chất của thế giới, giải phóng con người khỏi những ảo ảnh đã che mờ bản chất đó. Và khi bạn chìm vào những giấc mơ, bạn đang đi trên chính con đường nhận thức của riêng bạn. Cách bạn nhìn nhận thế giới và những trở ngại tâm lý ngăn cản bạn, giờ đây hiện ra vô cùng rõ ràng.
Frederik van Eeden, một bác sỹ tâm lý người Hà Lan đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Lucid Dream" vào năm 1913. Ông cho rằng, có tất cả 9 loại giấc mơ, trong đó bao gồm những giấc mơ bình thường, những giấc mơ biểu tượng và những giấc mơ sống động. Ông đã ghi chép lại tất cả những Lucid Dream của mình, những suy nghĩ của mình trong mơ và sau khi thức giấc. Ông nhận xét rằng, việc sải cánh bay lượn trên bầu trời mênh mông xuất hiện một cách rất thường xuyên. Một số đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết, những giấc mơ của họ thường liên quan đến hành vi tình dục nhiều hơn.
Vậy, chính xác thì cảm giác được điều khiển giấc mơ của mình sẽ là như thế nào? Liệu bạn có thể biết được mình đang nằm mơ hay không? Hãy đọc tiếp để có câu trả lời.
Kết quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng “mơ tỉnh” này trong luận án tiến sĩ của mình. Có khá nhiều người gặp phải hiện tượng này và họ đã kể lại trạng thái mơ của mình cho các nhà nghiên cứu biết. Do đó, càng về sau, các nhà khoa học đã tìm ra, chứng minh được thêm nhiều cách để con người có thể đạt được trạng thái “mơ tỉnh” khi ngủ thành công.
Lucid Dream thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, Rapid Eye Movement - REM Sleep. Cơ thể, về cơ bản, hoàn toàn bị tê liệt, ngoại trừ mí mắt. Người ta đã lợi dụng hiện tượng này để tiến hành thí nghiệm, và thông qua chuyển động của mí mắt, họ có thể biết được khi nào đối tượng đang nằm mơ. Những chuyển động vô cùng nhỏ bé này kết hợp với điện não đồ trong giấc ngủ, cho tới nay là cách duy nhất để nghiên cứu Lucid Dream.
Cho tới nay, vẫn chưa ai biết được điều gì xảy ra với bộ não trong những giấc mơ có-thể-được-kiểm-soát. Đây có thể là một giả thuyết: khi ngủ, phần não bộ phụ trách việc suy luận, nhận xét sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng nó hoàn toàn có thể bị dựng dậy bất cứ lúc nào, và khi đó, khả năng suy xét sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt giấc mơ, cho phép bạn điều khiển giấc mơ của mình.
“Mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng dễ gặp với những người chỉ mới luyện tập lần đầu. Cảm nhận ban đầu của những người “sở hữu” mơ tỉnh thường là sự sợ hãi, lo lắng như vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ, nhưng một khi đã làm quen với hiện tượng này thì bạn sẽ cảm thấy rất thích thú, bởi có thể thỏa sức… xoay chuyển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Tuy nhiên, theo các nhà y học, “mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng có lợi cho hệ thần kinh của con người. Thêm vào đó, việc có thể điều khiển được giấc mơ của bản thân dễ dẫn tới tâm thế chán nản, buông xuôi, không có sự phấn đấu trong cuộc sống thực của nhiều người để đêm đêm gửi gắm vào không gian “ảo” của những giấc mơ. Điều này thì thật không nên chút nào, các bạn nhỉ?
Mấu chốt ở đây chính là sự tin tưởng. Bạn phải tin rằng mình CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. Chỉ một phút giây hoài nghi, vì bất cứ lý do gì - bạn đã thất bại. Bạn có thể làm được, hãy luôn tin vào điều đó. Hãy thử nhảy xuống và cố gắng vươn lên. Cố gắng đập mạnh đôi cánh của mình, hết sức có thể. Tất nhiên bạn có thể rơi tự do và tan xác ở một xó nào đấy, nhưng tại sao phải bận tâm, khi đây chỉ là một giấc mơ?
Hãy nhớ rằng, dù bạn thấy vấn đề còn rất mơ hồ, nhưng trong tiềm thức, thực sự chúng đã trở nên sáng tỏ. Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã có cảm giác này, rằng bạn đã đến rất gần với lời giải của một bài toán nào đó, rằng mấu chốt của vấn đề đã một lần hiện lên trong óc bạn, nhưng rồi nó chỉ như một ngôi sao băng, lóe sáng và tắt lịm, để mặc bạn tiếp tục mò mẫm trong bóng tối. Đừng tuyệt vọng, vì thực sự lời giải đó đã được ghi lại trong tiềm thức của bạn - vấn đề giờ đây chỉ là đánh thức nó.
Với Lucid Dream, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một người đại diện cho tiềm thức của bạn. Nó cũng giống như việc dựng lên hình ảnh 3D của một nhân vật nổi tiếng nào đó. Và rồi, bạn chỉ cần đặt câu hỏi - tiềm thức sẽ trả lời bạn thông qua nhân vật đại diện này. Đôi khi, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn phải há hốc mồm vì kinh ngạc, nhưng trong phần lớn các trường hợp, đây là cách giúp bạn tìm ra lời giải.
Đây là một phương thức vô cùng hữu hiệu giúp bạn giải tỏa những khát khao bấy lâu nay đã bị kìm nén. Hãy để chúng bộc phát hết ra ngoài, vì trong thế giới Lucid Dream, sẽ chẳng có ai bị tổn thương - cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Mnemonic Induction of Lucid Dream (MILD) - tạm dịch: kỹ thuật ký ức cảm ứng, một trong những kỹ thuật được đề ra bởi nhà tâm thần học LaBerge. Khi bạn thức dậy từ một giấc mơ, hãy cố gắng ghi nhớ thật đầy đủ, thật chi tiết những gì đã diễn ra. Luôn tự nhủ rằng bạn đang mơ - những gì đang diễn ra hoàn toàn không có thực. Trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn cần đặt mình vào những giấc mơ, và hãy cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu cụ thể nào đó chỉ ra rằng những gì bạn đang trải qua là hết sức phi lý - ví dụ như việc bạn đang bay lượn với đôi cánh vỗ phành phạch trên vai. Hãy lặp đi lặp lại điều này trong đầu, "Tôi đang mơ", và tiếp tục tưởng tượng, cho đến khi bạn thực sự rơi vào giấc ngủ.
Một phương pháp khác được sử dụng để tiếp cận Lucid Dream, thông qua giấc ngủ trưa. Bạn thức dậy sớm hơn thường lệ, giữ cho đầu óc mình tỉnh táo trong khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng, sau đó quay trở lại giấc ngủ. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sự gián đoạn giấc ngủ như một thứ xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức. Và bằng một cách nào đó, bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ.
Một cách tiếp cận khác, đứng từ quan điểm Phật giáo, đó chính là việc luôn tâm niệm rằng bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Việc lặp đi lặp lại sự tự-thừa-nhận này sẽ giúp bạn đạt đến một thái cực mới: bạn càng hiểu rõ về bản chất của sự minh mẫn và thời điểm bạn hoàn toàn tỉnh táo sáng suốt, bạn càng đến gần ngưỡng nhận ra rằng khi nào bạn đang mơ, và khi nào bạn đang thức. Vậy làm thế nào để nhận ra điều đó? Hãy nhớ rằng, hành động của bạn luôn có logic. Bạn bật công tắc, và bóng đèn phát sáng. Bạn ném viên gạch vào gương, chiếc gương vỡ tan tành. Và trong mơ, mọi thứ thường diễn ra không đúng theo những quy luật đó.
Khi công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến, một thiết bị mang tên NovaDreamer đã được tạo ra nhằm giúp bạn dễ dàng kiểm soát những giấc mơ của mình. Bộ phận nhận cảm gắn trên thiết bị này sẽ báo động cho bạn biết chính xác khi nào bạn bước vào giấc mơ, thông qua việc theo dõi những cử động trên mí mắt và phát ra một tín hiệu ánh sáng. Khi bạn thấy ánh sáng này trong giấc mơ, bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng galantamine, một loại thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer, với tác dụng giúp tăng khả năng nhớ và suy nghĩ.
LucidDream là khoảng thời gian não bạn vẫn hoạt động nhưng cơ thể bạn vẫn ngủ. Bạn sẽ được trải nghiệm một thế giới siêu thực với mọi cảm giác, mọi điều kì diệu mà ở thế giới thực bạn không thể hoặc chưa làm được bởi tất cả những thứ đó điều bắt người từ mơ ước, trí tưởng tượng của bạn. Bạn có thể bay, đua xe hơi, đánh nhau hoặc gặp cô gái mình thích trong giấc mơ, vì bạn là chúa tể của thế giới giấc mơ của bạn nên bạn có thể làm mọi thứ. Tất cả điều chả hại gì thì tại sao ta không thử tiến vào Lucid Dream mà trải nghiệm một lần nhỉ.
Giấc mơ đầu tiên của đêm là ngắn nhất, chỉ kéo dài một vài phút và kẹp giữa các giai đoạn của giấc ngủ sâu. Bạn sẽ không nhớ bất kỳ thứ gì của giấc mơ này. Các chu kỳ giấc mơ thứ hai xảy ra khoảng 90 phút sau đó và diễn ra dài hơn một chút. Nhưng nó cũng không phải cho đến khi bạn đến chu kỳ REM thứ tư hoặc thứ năm (từ khoảng sáu giờ ngủ trở đi), lúc đó bạn sẽ trải qua giai đoạn dài của những giấc mơ khác nhau diễn ra trong 45-60 phút.
Vì vậy, nếu bạn chỉ ngủ năm hoặc sáu giờ mỗi đêm, bạn bạn đã đánh mất nhiều hơn khoản thời gian của giai đoạn dài của giấc ngủ REM, là giai đoạn quan trọng để não bộ xử lý ký ức và những thông tin mới cho não. Hơn nữa, hầu hết GMSS thường xảy ra từ 6h sáng trở đi [Cái này là thời gian đạt được GMSS của ông tác giả thôi chứ không phải 6h dễ đạt được GMSS nhất ], và những GMSS dài nhất và sáng suốt nhất diễn ra mạnh mẽ nhất sau 8h[Cũng của ổng ].
Nếu bạn không có thời gian cho phép bản thân mộ giấc ngủ như vậy để có thể đạt được trạng thái REM mà chỉ có thể ngủ từ 5-6h thôi, thì hãy cố gắng giành thời gian rãnh rỗi cuối tuần để làm một giấc ngủ như vậy. Cho mình ngủ thêm 2 giờ nữa và điều đó chính là yếu tố chính giúp bạn mơ mông trong GMSS đấy . Nếu bạn không thể đủ khả năng để ngủ như vậy vào cuối tuần ,hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn và lên lịch trình cho mình ít nhất 8-9 giờ ngủ/1 lần cho mỗi tuần ,còn bạn nào muốn mơ thường xuyên thì ráng ngủ điều đạn 8h mỗi ngày nhé .
Buổi tối trước khi ngủ, đặt đồng hồ báo thức của bạn trước 4-5 giờ sau khi ngủ. Việc này sẽ giúp đánh thức bạn dậy trong giai đoạn giấc ngủ REM, khi thức dậy rồi hãy cố gắng gợi nhớ lại giấc mơ ngay lập tức. (Những chuyên gia về giấc mơ đồng ý rằng chúng ta có xu hướng chỉ nhớ những giấc mơ khi chúng ta bị đánh thức trực tiếp từ giấc mơ hơn. Nếu chúng ta chỉ đi thẳng vào một giấc ngủ sâu , giấc mơ sẽ bị mất mãi mãi mà bạn không còn nhớ gì nữa.)
Chuẩn bị sẫn một cuốn sổ tay cạnh giường và khi bị đánh thức lập tức ghi hết những chi tiết của giấc mơ mình có vào. Còn nếu lúc đó bạn không có ý nghĩ gì cả, tức là bạn không mơ, đừng lo lắng chỉ cần thư giãn và nằm im trong một vài phút và suy nghĩ về những gì bạn muốn mơ trong giấc ngủ tiếp theo. Khi ghi nhật ký mơ ước, viết ở thì hiện tại tức là đặt mình trong hoàn cảnh giấc mơ đó đang diễn ra và nhấn mạnh các nhân vật bất thường, biểu tượng, những khung cảnh, chủ đề, hoặc cảm xúc của chính bạn hoặc ai đó trong mơ. Sau đó thiết lập báo thức của bạn trong thời gian 90 phút và đi ngủ trở lại.
Lặp lại thủ thuật này mỗi 90 phút cho đến khi bạn mơ được trong ngày. Đến sáng, bạn có lẽ đã viết bốn hoặc năm ước mơ chi tiết. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nhằm gợi nhớ giấc mơ và tôi mạnh mẽ khuyên bạn nên thực hiện kỹ thuật này. Những nỗ lực của bạn để thức dậy mỗi 90 phút sẽ được khen thưởng với những kỷ niệm mạnh mẽ của những giấc mơ - và của người, địa điểm và nhựng điều kì diệu mà bạn nhiều khi trong cuộc sống hiện tại bạn không có ý tưởng về nó đã được thông qua đầu của bạn.
- Ngoài ra còn có những cách mình không dịch vì không khả thi ,nếu bạn muốn mình sẽ liệt kê ,đó là các cách như : Thôi miên, Thiền định ,Dùng thuốc như ma tuý cần sa ,Uống rượu bia ,nghe là thấy oải rồi.
Bình thường, khi bạn mơ , đó là lúc bạn xem giấc mơ như cuộc sống thực ,bạn không cảm thấy lạ hay khác biệt nào. Chỉ khi bạn thức dậy bạn mới nhận ra một cái gì đó là lạ ,một cái gì đó vô lý.
Bằng cách kết hợp kiểm tra thực tế vào cuộc sống hằng ngày của bạn vào lúc bạn thức và vào lúc bạn mơ, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt giữa thức và mơ. Kĩ thuật này sẽ giúp bạn nhận ra rằng : "Này tôi đang mơ"!
Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đang tỉnh táo ngay bây giờ? Bạn có thể nói những câu sau [Không cần phải nói ra chính xác những từ này đâu ,nói tựa tựa như vậy cũng được]:
Vì vậy điều cần thiết nhất để phá vỡ ngăn cách khá mỏng manh đó giữa thực và ảo ,bạn phải thực hiện một hành động đi cùng một lời nói ,một suy nghĩ mà bạn đã biết trước rằng những hành động đó không thể nào thực hiện ở thế giới thực [Nếu bạn xem phim Inception "Kẻ đánh cắp giấc mơ" thì bạn sẽ thấy nhân vật chính kiểm tra xem anh ta đang tỉnh hay mơ bằng cách cho quay con quay của anh ta ,ở thế giới thực nó sẽ quay một lúc là dừng nhưng khi trong mơ nó sẽ quay mãi mãi ,bởi vì thế giới trong mơ là một thế giới siêu thực ,nó chỉ khác với thực tế là nó nằm trong tâm trí bạn thôi ]
Để nhận ra khi bạn đang mơ, bạn cần có thời điểm với một thử nghiệm xác định: một câu hỏi đơn giản kết hợp với một hành động được xác định trước mà bạn đã biết là không thể trong thế giới thức dậy.
Và sau đó bạn biết ... Bạn đang mơ ước!
(Não bạn lúc đó đã có ý thức thực sự và bắt đầu một sự chuyển đổi rất nhanh, bạn sẽ có cảm giác thật sự rõ ràng về môi trường xung quanh, bạn đang ở đâu, và những gì bạn muốn làm gì tiếp theo. Để biết thêm thông tin về việc chuyển đổi ý thức sáng suốt , mình sẽ dịch nó sau ,giờ phải làm cái chính đã)
Tất nhiên, hành động là không đủ. Bạn cần phải hỏi câu hỏi "Tôi có mơ không?" và phải thật sự nghĩ rằng chính là nó ,bạn đang mơ. Bạn cần phải nhìn xung quanh thế giới trong mơ ,môi trường bạn đang đứng mỗi khi bạn thực hiện việc kiểm tra thực tế, và xem xét "Đây có phải là thật không?"
Bạn hãy đặt câu hỏi về môi trường xung quanh bạn. Ví dụ, bạn có thể nhìn vào một cái cốc trên bàn và tự hỏi nó có thực sự tồn tại hay tôi tưởng tượng ra nó? Liệu nó biến mất khi tôi ngừng nhìn vào nó? Còn không khí xung quanh thì như thế nào- tôi có thể thấy không khí? Ấm, lạnh, dày đặc, thưa thớt, nhiều màu sắc, vô hình? Đây là cách bạn xây dựng sự tự nhận thức: đặt câu hỏi cảm giác của riêng bạn và nhận thức trong thời điểm này.
Đồng thời, bạn sẽ thực hiện việc kiểm tra thực tế của bạn là đẩy ngón tay của bạn vào lòng bàn tay của bạn hay làm các hành động khác đơn giản và biết trước là hành động ấy không thể làm ngoài đời. Làm hàng chục lần một ngày (để lại các ghi chú để nhắc nhở mình) và cho phép mình kiểm tra mọi thứ ,có thể trong vài giây hoặc vài phút . Để chắc chắn bạn có những quyết định tốt nhất về những thông tin bạn thu thập ngoài thực tế và khi áp dụng vào giấc mơ nó chắc chắn xảy ra hoặc không. Không chỉ đặt câu hỏi thường xuyên và sau khi kiểm tra hãy quên nó đi. Tin những gì bạn đã quyết định sau khi kiểm tra và cho ra kết luận rằng việc gì có thể và không thể [Đoạn này mình dịch chuối quá ,nhưng mình cố gắng lái nghĩa sao cho nó có thể hiểu được và thêm bớt một số thứ ]
Chẳng bao lâu ,khi thói quen hình thành ,sẽ có lúc bạn hỏi câu hỏi mình đã kết luận trong mơ. Thành công rồi đấy. Tâm trí của bạn sẽ tự bước vào trạng thái tư duy và phán quyết mọi thứ ,và lúc đó khi cảm thấy những gì khác xa so với kết luận mà bạn đã cho là đúng ,bạn sẽ bước vào GMSS .
Đôi khi tôi cố gắng để đẩy bàn tay của tôi thông qua bàn làm việc hoặc bức tường. Nó là một cảm giác tuyệt vời khi bạn thực sự có thể đẩy bàn tay của bạn xuyên qua một thứ gì đó vững chắc trong một giấc mơ sáng suốt. Chính sự sáng suốt của bạn làm cho điều này cảm thấy thực và tự nhiên, rất lạ phải không ^^!
-Cách này hoạt động dựa trên thần kinh học tập của con người ,có những việc bạn phải suy nghĩ mới biết nó làm được hay không làm được nhưng có những việc trong chính quá trình sống ,chúng ta đạt được từ những kinh nghiệm thực tế và nó đã trở thành tiềm thức của ta nên ta khi thực hiện một hành động nào đó ta chắc chắn hiểu được là điều đó được hay không được mà không cần phải tư duy hay suy luận, như việc bạn có thể tự bay được hay có thể chui xuống đất chính bạn cũng biết là không thể xảy ra mà không cần phải nghĩ nhiều
Thời gian tốt nhất để bắt đầu kĩ thuật này là tầm 4-5 giờ sau khi bạn ngủ dậy ,đó là lúc mà cơ thể bạn được thư giãn một cách hoàn toàn ,lúc đó chu kỳ REM sẽ rơi vào giai đoạn dài nhất và giấc mơ sẽ sống động nhất. Nếu bạn là người ngủ sâu ,hãy đặt đồng hồ báo thức của bạn báo sớm hơn 2-3 giờ so với hằng ngày. Còn nếu bạn là người dễ tỉnh giấc đơn giản chỉ cần thực hành kĩ thuật này vào lúc bạn tỉnh giấc ban đêm. Ngoài ra bạn còn có thể thực hiện nó vào lúc cơ thể mệt mỏi hoặc trong một giấc ngủ trưa .Lúc đó bộ não của bạn sẽ bắt kịp giấc ngủ REM đã mất.
Để bắt đầu bạn phải để cơ thể thả lỏng và thật sự thoải mái. Nằm bất cứ tư thế hay vị trí nào mà bạn cảm thấy nó có thể làm bạn không không di chuyển hay động đậy trong một khoảng thời gian dài. Đừng suy nghĩ nhiều, hãy để đầu óc trống rỗng và nhắm mắt để rơi vào màn đêm. Nếu có bất kì suy nghĩ gì bật lên ,chỉ cần tiếp tục để dòng suy nghĩ đó đi mà không được tương tác với nó [Khó hiểu nhỉ ,theo mình nghĩ chắc là để cho suy nghĩ mình bật ra, bạn đừng cố để kìm nó lại mà hãy để nó trôi đi ], nếu bạn không thể thực hiện kiểu thư giãn này ,nó cũng giống như là thiền nằm thôi, thì hãy thử nghe các bản nhạc hỗ trợ GMSS, đó là những bản nhạc cực kì thoải mái để bạn dễ rơi vào giấc ngủ.
(Còn nếu bạn đang cố gắng muốn bước vào trạng thái Hypnagogic bằng việc nằm im như ở phần trên mình đã viết , có thể gọi là thiền nằm đi, thì mình bổ sung là các bạn cần nằm im trong 10-15 phút, cố gắng thư giãn về cả thể chất lẫn tinh thần thì trạng thái này sẽ đến, cố gắng chọn nơi thật yên tĩnh và không khí xung quanh thoáng đãng dễ chịu thì nó sẽ đến càng nhanh)
Mội khi bạn đã ở trạng thái Hypnagogic, bạn sẽ nhìn thấy những mảng màu sắc xung quanh, nó hướng tầm nhìn của bạn ra khỏi bóng tối. Bạn hãy quan sát nó để vào sâu hơn trong những mảng màu, lúc đó nó sẽ dần thôi miên bạn , lấy mất nhận thức của bạn đối với thế giới bên ngoài, bước này đôi khi khá khó chịu vì cảm giác rất lạ và làm bạn thấy sợ nhưng đừng lo lắng, chỉ cần vượt qua bước này thì thế giới giấc mơ sẽ bắt đầu tự gầy dựng trong tâm trí của bạn.
Hãy để cơ thể bạn thoải mái khi nằm trên giường, nếu cơ thể cảm thấy tê thì đừng sợ hãi mà động đây,cố gắng giữ yên. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy ngứa thì tốt nhất đừng gãi nếu không muốn bắt đầu lại từ đầu, dù cho nó làm bạn khó chịu nhưng hãy cố thư giãn tối đa để giữ cho cơ thể tiến vào trạng thái Hypnagogic[Cái này thì mình cũng không chắc ,có người nói ngứa thì phải gải rồi nằm lại nó mới thư giãn hoàn toàn nhưng có người bảo đừng gải vì như thế là để cơ thể thoát trạng thái sắp đến, nên mình khuyên các bạn hãy dành vài ngày để làm cách gải và vài ngay để làm cách không gải, giữ nguyên cơ thể không cọ quậy xem cách nào tiến vào được]. Đôi lúc có những màn độc thoại nội tâm trong đầu bạn, hãy để nó trôi đi nhưng cố gắng làm sao cho mình phải tỉnh táo chứ không ngủ. Một lúc sau bạn sẽ nghe thấy những âm thanh từ trạng thái Hypnagogic - Là những âm thanh giọng nói và những thứ âm thanh khác lạ lẫm vang trong đầu bạn. Lúc này nhiều bạn sẽ rất sợ nhưng hãy cố gắng thư giãn và tận hưởng âm thanh đó chứ đừng cố gắng đối chọi với nó.
Đó chính là : Phương pháp trực quan [Đây chính là phương pháp chính để vào GMSS] và Phương pháp dẫn tới OBE [Trải nghiệm ngoài cơ thể, trong box Thần bí đã có một bài viết về cái này nên mình sẽ không hướng dẫn cách này, tuy nhiên nó cũng là một dạng của GMSS nhưng gần sát với thực tế cực kì, còn phương pháp trực quan sẽ giúp bạn vào một thế giới giấc mơ mà bạn ao ước, rộng lớn và sinh động hơn và mình chỉ đề cập đến dạng này]
Ví dụ như bạn là một vận động viên hay đơn giản là người thích chơi thể thao. Hãy tưởng tượng lại khung cảnh bạn đang chơi môn thể thao đó , cảm giác của bạn về các động tác mà mình có thể làm khi chơi môn thể thao ấy, dùng tối đa những cảm xúc mãnh liệt và tâm trí để làm cho mọi giác quan dường như tưởng tượng ra đang chơi môn trận đấu chẳng hạn, cố gắng làm cho nó sinh động càng tốt. [Ở đây cha tác giả có phần mở rộng việc tạo dựng giấc mơ nhưng mình nghĩ chừng nào các bạn mơ được thì tự tìm hiểu sẽ tốt hơn
Song song với việc hoà mình vào trí tưởng tượng, bạn cũng cần phải nhắc nhở bản thân :"Tôi đang mơ" vì nó khá hữu ích để cho bạn biết rằng bạn đang mơ thực sự và để cho giấc mơ trở nên sáng suốt hơn.
Tuy là đã vào được GMSS nhưng thực ra cơ thể bạn vẫn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ tức là bạn vừa có thể chìm lại vào giấc ngủ hoàn toàn và tiếp tục giấc mơ của mình. Để cho 2 trạng thái này trở nên rõ ràng bạn cần phải tập trung mọi cảm giác của mình để chứng tỏ rằng mình đang ở trong thế giới giấc mơ ,mình đang đi bộ hoặc làm gì đó chứ không phải cảm giác bạn vẫn đang nằm trên giường đang tồn tại trong đầu bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn ngày càng hoà mình hơn vào thế giới giấc mơ mà không phải sợ mình mất đi lý trí lúc nào hoặc là mình không thực sự đủ ý thức để thế giới giấc mơ hoàn toàn thuộc về mình.
Bài tập này được tạo ra bởi Daniel Love, một chuyên gia về GMSS đến từ Vương quốc Anh. Ông hiện đang viết một cuốn sách về cuộc phiêu lưu trong GMSS của mình, với nhiều thông tin về phương pháp của mình để thức dậy trong những giấc mơ.
Trong một thí nghiệm dùng đến mười học sinh, kỹ thuật CAT dạy họ làm thế nào để có GMSS trong hai tuần đầu tiên, báo cáo trung bình là họ đã có được 2 GMSS. Đó cũng là một kết quả khá tốt với người mới bắt đầu đặt chân vào thế giới giấc mơ
Khi bạn chuẩn bị ngủ, hãy tập trung sự chủ ý của bạn về việc mình sẽ thức dậy sớm hơn, lúc đó bạn sẽ thực hiện kĩ thuật kiểm tra thực tế ngay cả khi bạn biết bạn sẽ thức dậy trễ hơn vì lúc này bạn sẽ vào GMSS rất thường xuyên nên rất khó nhận ra mình đang ở trong mơ hay mình thức dậy thực sự.
Vào những ngày bạn đặt lịch thức dậy bình thường nhưng cơ thể bạn đã quen với việc thức dậy sớm. Lúc này nhận thức của bạn sẽ được kích thích và nhiều khả năng trở thành ý thức trong khi bạn vẫn còn mơ. Điều này cải thiện đáng kể cơ hội để bạn vào GMSS - Hãy hy vọng mỗi ngày nhé
Như các bạn thấy đấy, kĩ thuật CAT quả thật rất dễ phải không. Không cần phải thực hiện các kĩ thuật phức tạp như WILD, Hypnagogic v...v... chỉ cần một hành động nho nhỏ với chiếc đồng hồ báo thức và quyết tâm thức dậy đúng như các bước đã chỉ, bạn sẽ có cơ hội đặt chân vào GMSS thường xuyên và thú vị hơn
WBTB, là một biến thể của kĩ thuật CAT mà tôi đã đề cập ở kĩ thuật 3 với một khác biệt quan trọng: kết quả là ngay lập tức.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này mỗi ngày trong tuần, hoặc chỉ vào những ngày cuối tuần - tùy vào điều kiện mà bạn có. Bạn càng thực hành kĩ thuật này nhiều, bạn càng có nhiều cơ hội hơn đặt chân vào giấc mơ mà nơi bạn chính là một vị chúa sáng tạo.
Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho người mới bắt đầu bởi nó thực sự đơn giản và rất có ích những bạn còn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa vào GMSS. Đã có nhiều phản hồi tích cực của nhiều người rằng họ đã áp dụng kĩ thuật này thành công - Ngoài ra có một số còn có thể mơ GMSS trên 1 giờ. Nếu bạn thích và muốn tham gia vào thế giới giấc mơ của chính bạn, nhưng bạn không thử qua kĩ thuật này hẳn là bạn sẽ phải tiếp tục điên đầu dài dài nữa để tìm ra cách nào thích hợp hơn cho bạn.
Mặc dù cố gắng thức dậy thật là khó khăn, nhưng các bạn mới bắt đầu hãy cố gắng thức thật lâu từ 20-60 phút để cho ý thức của não thực sự tăng cao và tăng hiệu quẻ để đạt được GMSS.
Lời khuyên và kinh nghiệm bản thân : Đây chính là cách mình dùng để vào GMSS, nhờ có nó mà đã có một lần mình đạt được GMSS trong 3 ngày liên tục, vả lại nó cũng rất dễ làm và cũng không ảnh hưởng mấy đến giấc ngủ của mình, bạn chỉ giảm bớt thời gian ngủ của mình từ 20-60 phút thôi, có thể ít hơn nếu bạn chỉ muốn thức trong 20 phút. Nhưng để làm được bạn thực sự phải có quyết tâm thức dậy, đừng đặt báo thức gọi bạn dậy rồi lại không kiểm soát nối cơ thể mà ngủ tiếp, như thế bạn không thể thành công được.
Ngoài ra, khi vào được giấc mơ rồi, bạn phải bỏ ra chút thời gian để dùng kĩ thuật kiểm tra thực tế, bởi bạn không biết bạn đang mơ thì cũng như không. Mình chắc chắn với các bạn rằng giấc ngủ trở lại chắc chắn bạn sẽ mơ, nhưng đó là một giấc mơ bạn có thể nhớ được, trên 6 lần mình thức dậy rồi ngủ lại, mình đều mơ và giấc mơ nào cũng nhớ được .
Điều khiến được giấc mơ thì giống như việc bạn sẽ điều khiển được thế giới này vậy đó!
Chúng ta có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ, xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình trong lúc ngủ. Từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành, chúng ta ai mà chẳng có những ước mơ của riêng mình? Có những cô bé mơ trở thành nàng Bạch Tuyết xinh xắn, những cậu bé ước thành Siêu nhân đi cứu giúp người hoạn nạn, lớn lên một chút thì ước mong mình học giỏi, trở thành bác sĩ, doanh nhân thành đạt… Thế nhưng, trên thực tế, rất ít người có thể hoàn toàn đạt được những ước mong từ thời ấu thơ, và thế là chúng mình tìm đến giấc mơ, bởi đó là nơi duy nhất để mọi khao khát, viển vông, xa vời nhất của chúng ta trở thành hiện thực.Tuy nhiên, ngay cả trong những giấc mơ ấy, không phải mọi điều ta mơ được cũng giống với mong muốn, thậm chí, đó còn là những cơn ác mộng mà ta không hề muốn gặp phải. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng mình có thể kiểm soát được giấc mơ, gửi gắm tất cả những mong ước, khao khát của bản thân vào đó? Bạn nghĩ sao nếu mình có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ, xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình? Chính hiện tượng “lucid dream - mơ tỉnh” sẽ giúp bạn có được khả năng thần kì đó.
Nếu một ngày bạn có thể điều khiển giấc mơ của mình, bạn sẽ làm gì? Tay trong tay và môi kề môi với những ngôi sao nóng bỏng nhất của Hollywood? Mọc cánh bay lên trời và thao thao bất tuyệt với Chúa? Hành hạ những kẻ thường ngày vẫn làm bạn thấy chướng tai gai mắt? Thật không may rằng, ngay cả trong giấc mơ của mình, bạn vẫn chẳng thể nào trở nên vĩ đại và làm bất cứ điều gì bạn muốn - thay vào đó, bạn mơ thấy những điều hết sức phi lý: Trần truồng giữa phố đông người và lảm nhảm "I'm sexy and I know it", rơi xuống từ độ cao vài chục nghìn mét, lạc lối trong một mê cung nào đó....
Đừng vội chán nản, vì bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một loại giấc mơ vô cùng hấp dẫn với tên gọi Lucid Dream - giấc mơ nơi bạn là Chúa. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, đi đến bất kỳ đâu. Bạn hoàn toàn có thể điều khiển được giấc mơ của mình.
Thông thường, khi bạn mơ, bạn sẽ không thể biết rằng mình đang nằm mơ. Những sự kiện trong giấc mơ xảy ra một cách vô cùng chân thực và sống động, dù chúng có phi lý đến mức nào đi chăng nữa. Và khi bạn thức giấc, bạn chẳng thể hiểu nổi tại sao những ý tưởng đó lại tồn tại trong đầu bạn. Chúng có ý nghĩa gì?
Trái lại, đối với Lucid dream, bạn hoàn toàn nhận thức rõ rằng bạn đang nằm mơ. Bạn biết rằng loại kiết xác như mình chẳng thể nào với tới đẳng cấp của Scarlett Johansson hay Megan Fox. Bạn cũng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng đôi cánh hay vị Chúa trước mắt mình hoàn toàn không tồn tại.
Lucid Dream là một khái niệm vẫn đang được đưa ra tranh cãi vì nó khá "ảo", cũng giống như người ngoài hành tinh hay quái vật hồ Lochness - những thứ không phải hầu hết mọi người đều chấp nhận. Những giấc mơ đặc biệt này đã được đưa ra nghiên cứu nhiều năm nay, và liệu con người thực sự có thể điều khiển được giấc mơ của mình không, câu hỏi đó vẫn để ngỏ.
"Mơ tỉnh" là gì?
"Lucid dream - Mơ tỉnh" - cái tên đã phần nào gợi cho bạn những hình dung ban đầu về hiện tượng lạ kì này. Đây là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo” ấy.
Bức tranh "Giấc mơ của Jacob" - Micheal Willmann mô tả Lucid Dream.
Thuật ngữ “Lucid dream” xuất hiện vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần Hà Lan - Frederik Van Eeden (1860 - 1932). Từ đó đến nay, “Lucid dream” luôn là từ khóa thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học và sự trải nghiệm của mọi người. Với nhiều người, có một giấc “mơ tỉnh” quả là điều thú vị bởi nó rất thực tế và sống động. Nhưng cũng với không ít người, đây quả là một cơn ác mộng tồi tệ mà họ không muốn gặp lại lần thứ hai trong đời.Lịch sử của hiện tượng “mơ tỉnh”
“Mơ tỉnh” vẫn còn là một hiện tượng khá xa lạ với nhiều người, đơn giản bởi rất ít người có thể “sở hữu” được nó; nhưng đây không phải là một khám phá mới mẻ. Bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc Algerie) vào năm 415 đã nhắc đến hiện tượng Lucid dream này. Vào thế kỉ thứ 8, những phật tử Tây Tạng và Bonpo đã tập luyện Yoga mơ (Dream yoga), điều này cho phép họ duy trì trọn vẹn nhận thức của mình trong khi đang ở trạng thái mơ. Người “sở hữu” giấc mơ này được ghi nhận sớm nhất là nhà triết học, bác sĩ Thomas Browne (1605-1682). Ông đam mê nghiên cứu về thế giới của các giấc mơ và đã mô tả khả năng này của mình trong cuốn Religio Medici. Trong đó, ông nói, mình có thể tạo ra cả một vở hài kịch trong mơ, thấy rõ được các hoạt động, những phân cảnh hài hước và bật cười - tất cả mọi việc xảy ra được ông cảm nhận như lúc tỉnh táo.Nhật kí của Samuel Pepys (chỉ huy quân sự của quân đội Hoàng gia Anh) vào ngày 15/8/1665 có ghi lại hiện tượng về một giấc mơ lạ kì của ông, “Tôi mơ được ôm quý cô Castemayne trong vòng tay và thể hiện một cách mãnh liệt sự thèm khát của mình đối với cô ấy. Tôi thấy mình lúc đó không phải đang tỉnh ngủ, nhưng cảm giác rất thực, không thể là mơ được”. Còn nhà nghiên cứu Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng, con người có thể học được cách điều khiển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Vào năm 1867, ông đã xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ và cách điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm”, trong đó ông đã trình bày nghiên cứu trong suốt 20 năm của bản thân ông về những giấc mơ; mở đường cho các nhà khoa học khác tìm hiểu về hiện tượng kì bí này.
Nền tảng của Lucid Dream
Những giấc mơ luôn có vai trò tối quan trọng đối với văn hóa xuyên suốt tất cả các thời đại. Thổ dân châu Mỹ xem những giấc mơ như những cánh cổng nối thế giới thực tại với thế giới tâm linh, là con đường dẫn tới những hành trình và những lời tiên tri. Họ cho rằng, thế giới khởi đầu từ những giấc mơ.Lucid Dream không phải là một khái niệm quá mới mẻ. Aristotle có thể đã viết về nó, mặc dù ông chưa hề đặt tên cho nó. Và một số Phật tử Tây Tạng đã trải nghiệm một thứ gì đó rất giống với Lucid Dream từ rất lâu: Yoga Dreaming.
Mục tiêu của những giấc mơ yoga là khảo sát ý thức của bạn và đưa bạn đến một trạng thái tinh thần sáng suốt và ổn định. Một phần vô cùng quan trọng trong ý thức hệ của Phật giáo, đó là việc nhận ra bản chất của thế giới, giải phóng con người khỏi những ảo ảnh đã che mờ bản chất đó. Và khi bạn chìm vào những giấc mơ, bạn đang đi trên chính con đường nhận thức của riêng bạn. Cách bạn nhìn nhận thế giới và những trở ngại tâm lý ngăn cản bạn, giờ đây hiện ra vô cùng rõ ràng.
Frederik van Eeden, một bác sỹ tâm lý người Hà Lan đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Lucid Dream" vào năm 1913. Ông cho rằng, có tất cả 9 loại giấc mơ, trong đó bao gồm những giấc mơ bình thường, những giấc mơ biểu tượng và những giấc mơ sống động. Ông đã ghi chép lại tất cả những Lucid Dream của mình, những suy nghĩ của mình trong mơ và sau khi thức giấc. Ông nhận xét rằng, việc sải cánh bay lượn trên bầu trời mênh mông xuất hiện một cách rất thường xuyên. Một số đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết, những giấc mơ của họ thường liên quan đến hành vi tình dục nhiều hơn.
Vậy, chính xác thì cảm giác được điều khiển giấc mơ của mình sẽ là như thế nào? Liệu bạn có thể biết được mình đang nằm mơ hay không? Hãy đọc tiếp để có câu trả lời.
Những nghiên cứu cơ bản nhất về "mơ tỉnh"
Cuốn sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “mơ tỉnh” là cuốn “Những nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Mơ tỉnh” là một hiện tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện tượng “mơ tỉnh” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Chuyển động của mắt được đánh dấu bởi đường màu đỏ trong giấc ngủ REM.
Vào năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “mơ tỉnh”. Điều này đã được ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ, ví dụ như chúng mình đã làm bài tập về nhà... trong mơ rồi hay thậm chí là… đi tiểu trong mơ đấy!Kết quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng “mơ tỉnh” này trong luận án tiến sĩ của mình. Có khá nhiều người gặp phải hiện tượng này và họ đã kể lại trạng thái mơ của mình cho các nhà nghiên cứu biết. Do đó, càng về sau, các nhà khoa học đã tìm ra, chứng minh được thêm nhiều cách để con người có thể đạt được trạng thái “mơ tỉnh” khi ngủ thành công.
Lucid dream và những trải nghiệm chân thực
Hãy thử cố nhớ lại một giấc mơ nào đó gần đây nhất. Những thứ vô cùng kỳ quái và phi lý, với một trật tự sắp xếp đến chính bạn cũng chẳng hiểu nổi. Giờ hãy đặt mình trở lại giấc mơ đó, với càng nhiều chi tiết càng tốt. Bạn đang bay trên bầu trời, chưa đủ. Hãy cố tưởng tượng thêm những chi tiết khác - những đám mây, mặt đất phía dưới, cảm giác gió mơn man bàn chân bạn, và một mùi hương nào đó đang làm bạn trở nên vô cùng ngây ngất. Và quan trọng nhất, ý nghĩ này phải luôn thường trực trong đầu bạn, "Tôi đang mơ".Lucid Dream thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, Rapid Eye Movement - REM Sleep. Cơ thể, về cơ bản, hoàn toàn bị tê liệt, ngoại trừ mí mắt. Người ta đã lợi dụng hiện tượng này để tiến hành thí nghiệm, và thông qua chuyển động của mí mắt, họ có thể biết được khi nào đối tượng đang nằm mơ. Những chuyển động vô cùng nhỏ bé này kết hợp với điện não đồ trong giấc ngủ, cho tới nay là cách duy nhất để nghiên cứu Lucid Dream.
Cho tới nay, vẫn chưa ai biết được điều gì xảy ra với bộ não trong những giấc mơ có-thể-được-kiểm-soát. Đây có thể là một giả thuyết: khi ngủ, phần não bộ phụ trách việc suy luận, nhận xét sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng nó hoàn toàn có thể bị dựng dậy bất cứ lúc nào, và khi đó, khả năng suy xét sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt giấc mơ, cho phép bạn điều khiển giấc mơ của mình.
Vậy, chính xác thì bạn có thể làm gì trong những giấc mơ này?
Ở giấc mơ thông thường, những vật thường thấy như môi trường ảo, cây cối, nhân vật... là sự trao đổi thông tin của tiềm thức với não bộ và người mơ không thể điều khiển được giấc mơ này. Tuy nhiên với “mơ tỉnh”, người nằm mơ có thể chủ động hỏi câu hỏi hoặc ra lệnh cho giấc mơ của mình. Khả năng này hoạt động mạnh mẽ như khi cơ thể tỉnh giấc, với trí tưởng tượng phong phú, dồi dào đã được mường tượng lại trước đó. Từ đây, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng và điều khiển giấc mơ của mình.“Mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng dễ gặp với những người chỉ mới luyện tập lần đầu. Cảm nhận ban đầu của những người “sở hữu” mơ tỉnh thường là sự sợ hãi, lo lắng như vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ, nhưng một khi đã làm quen với hiện tượng này thì bạn sẽ cảm thấy rất thích thú, bởi có thể thỏa sức… xoay chuyển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Tuy nhiên, theo các nhà y học, “mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng có lợi cho hệ thần kinh của con người. Thêm vào đó, việc có thể điều khiển được giấc mơ của bản thân dễ dẫn tới tâm thế chán nản, buông xuôi, không có sự phấn đấu trong cuộc sống thực của nhiều người để đêm đêm gửi gắm vào không gian “ảo” của những giấc mơ. Điều này thì thật không nên chút nào, các bạn nhỉ?
Hãy thử Bay trong giấc mơ sáng suốt
Cả tôi và bạn đều không biết bay, nhưng hãy một lần tận hưởng cảm giác này - nó rất đáng để bạn bỏ công ra thử. Bạn có thể bay như siêu nhân, hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng ra một đôi cánh gắn trên lưng mình. Dù bạn có bay bằng cách nào đi nữa, trải nghiệm một lần được tự do trên bầu trời và nhìn xuống dưới đầy ngạo nghễ - điều đó sẽ làm bạn lên đỉnh, ngay cả khi bạn đã thức giấc.Mấu chốt ở đây chính là sự tin tưởng. Bạn phải tin rằng mình CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. Chỉ một phút giây hoài nghi, vì bất cứ lý do gì - bạn đã thất bại. Bạn có thể làm được, hãy luôn tin vào điều đó. Hãy thử nhảy xuống và cố gắng vươn lên. Cố gắng đập mạnh đôi cánh của mình, hết sức có thể. Tất nhiên bạn có thể rơi tự do và tan xác ở một xó nào đấy, nhưng tại sao phải bận tâm, khi đây chỉ là một giấc mơ?
Đánh thức tiềm thức của chính bạn
Bạn luôn gặp phải những vướng mắc trong cuộc sống, và có những vấn đề khiến bạn phải điên đầu trong việc tìm ra lời giải? Lucid Dream có thể là một cách giúp bạn có hướng giải quyết.Hãy nhớ rằng, dù bạn thấy vấn đề còn rất mơ hồ, nhưng trong tiềm thức, thực sự chúng đã trở nên sáng tỏ. Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã có cảm giác này, rằng bạn đã đến rất gần với lời giải của một bài toán nào đó, rằng mấu chốt của vấn đề đã một lần hiện lên trong óc bạn, nhưng rồi nó chỉ như một ngôi sao băng, lóe sáng và tắt lịm, để mặc bạn tiếp tục mò mẫm trong bóng tối. Đừng tuyệt vọng, vì thực sự lời giải đó đã được ghi lại trong tiềm thức của bạn - vấn đề giờ đây chỉ là đánh thức nó.
Với Lucid Dream, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một người đại diện cho tiềm thức của bạn. Nó cũng giống như việc dựng lên hình ảnh 3D của một nhân vật nổi tiếng nào đó. Và rồi, bạn chỉ cần đặt câu hỏi - tiềm thức sẽ trả lời bạn thông qua nhân vật đại diện này. Đôi khi, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn phải há hốc mồm vì kinh ngạc, nhưng trong phần lớn các trường hợp, đây là cách giúp bạn tìm ra lời giải.
Mơ tỉnh mang đến Sức mạnh phi thường
Bay chỉ là một kỹ năng dành cho những người mới chập chững tập "mơ". Khi bạn đã trở nên quen thuộc với những giấc mơ này, tại sao không thử sức với những thứ thú vị hơn? Di chuyển đồ vật chỉ bằng suy nghĩ, đốt cháy mọi thứ bằng cách nhìn trừng trừng vào nó? Hô mưa gọi gió, hét ra lửa mửa ra khói, đi xuyên tường, đọc suy nghĩ của người khác..., bạn có thể làm bất cứ điều gì. Và hãy nhớ rằng, chìa khóa ở đây chính là sự tin tưởng.Và.....sex
Hẳn đây là vấn đề được bạn đọc quan tâm nhiều nhất. Lucid Dream là một thế giới không hề có giới hạn. Với óc tưởng tượng của mình, bạn có thể làm được mọi thứ. Một thân hình nóng bỏng với những đường cong hoàn mỹ, một gương mặt mà bấy lâu nay bạn vẫn hằng ao ước, cùng với đó là khung cảnh lãng mạn đi kèm với tiếng nhạc du dương - và những gì tiếp theo có lẽ không cần bàn tiếp.Đây là một phương thức vô cùng hữu hiệu giúp bạn giải tỏa những khát khao bấy lâu nay đã bị kìm nén. Hãy để chúng bộc phát hết ra ngoài, vì trong thế giới Lucid Dream, sẽ chẳng có ai bị tổn thương - cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Làm cách nào để tận hưởng những trải nghiệm này?
Rất nhiều phương thức tiếp cận Lucid Dream đã được đề xuất. Gợi nhớ lại giấc mơ, đó là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, dù bạn chọn cách tiếp cận nào đi chăng nữa. Ngay sau khi thức dậy, điều cần tiên bạn cần làm đó là ghi lại tất cả những gì bạn nhớ được, càng chi tiết càng tốt, ngay cả khi bạn thức dậy vào giữa đêm. Bạn cần tập trung vào những chi tiết này trong suốt cả ngày, càng thường xuyên càng tốt. Những giấc mơ của bạn phải trở thành một thứ thường trực trong đầu, cho đến khi chúng trở thành thói quen và diễn ra một cách có nhịp điệu - không phải những thứ rời rạc như trước đây.Mnemonic Induction of Lucid Dream (MILD) - tạm dịch: kỹ thuật ký ức cảm ứng, một trong những kỹ thuật được đề ra bởi nhà tâm thần học LaBerge. Khi bạn thức dậy từ một giấc mơ, hãy cố gắng ghi nhớ thật đầy đủ, thật chi tiết những gì đã diễn ra. Luôn tự nhủ rằng bạn đang mơ - những gì đang diễn ra hoàn toàn không có thực. Trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn cần đặt mình vào những giấc mơ, và hãy cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu cụ thể nào đó chỉ ra rằng những gì bạn đang trải qua là hết sức phi lý - ví dụ như việc bạn đang bay lượn với đôi cánh vỗ phành phạch trên vai. Hãy lặp đi lặp lại điều này trong đầu, "Tôi đang mơ", và tiếp tục tưởng tượng, cho đến khi bạn thực sự rơi vào giấc ngủ.
Một phương pháp khác được sử dụng để tiếp cận Lucid Dream, thông qua giấc ngủ trưa. Bạn thức dậy sớm hơn thường lệ, giữ cho đầu óc mình tỉnh táo trong khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng, sau đó quay trở lại giấc ngủ. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sự gián đoạn giấc ngủ như một thứ xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức. Và bằng một cách nào đó, bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ.
Một cách tiếp cận khác, đứng từ quan điểm Phật giáo, đó chính là việc luôn tâm niệm rằng bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Việc lặp đi lặp lại sự tự-thừa-nhận này sẽ giúp bạn đạt đến một thái cực mới: bạn càng hiểu rõ về bản chất của sự minh mẫn và thời điểm bạn hoàn toàn tỉnh táo sáng suốt, bạn càng đến gần ngưỡng nhận ra rằng khi nào bạn đang mơ, và khi nào bạn đang thức. Vậy làm thế nào để nhận ra điều đó? Hãy nhớ rằng, hành động của bạn luôn có logic. Bạn bật công tắc, và bóng đèn phát sáng. Bạn ném viên gạch vào gương, chiếc gương vỡ tan tành. Và trong mơ, mọi thứ thường diễn ra không đúng theo những quy luật đó.
Khi công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến, một thiết bị mang tên NovaDreamer đã được tạo ra nhằm giúp bạn dễ dàng kiểm soát những giấc mơ của mình. Bộ phận nhận cảm gắn trên thiết bị này sẽ báo động cho bạn biết chính xác khi nào bạn bước vào giấc mơ, thông qua việc theo dõi những cử động trên mí mắt và phát ra một tín hiệu ánh sáng. Khi bạn thấy ánh sáng này trong giấc mơ, bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng galantamine, một loại thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer, với tác dụng giúp tăng khả năng nhớ và suy nghĩ.
LucidDream là khoảng thời gian não bạn vẫn hoạt động nhưng cơ thể bạn vẫn ngủ. Bạn sẽ được trải nghiệm một thế giới siêu thực với mọi cảm giác, mọi điều kì diệu mà ở thế giới thực bạn không thể hoặc chưa làm được bởi tất cả những thứ đó điều bắt người từ mơ ước, trí tưởng tượng của bạn. Bạn có thể bay, đua xe hơi, đánh nhau hoặc gặp cô gái mình thích trong giấc mơ, vì bạn là chúa tể của thế giới giấc mơ của bạn nên bạn có thể làm mọi thứ. Tất cả điều chả hại gì thì tại sao ta không thử tiến vào Lucid Dream mà trải nghiệm một lần nhỉ.
Kĩ thuật thực hiện giấc mơ minh mẫn hay giấc mơ sáng suốt
1.Kĩ thuật gợi nhớ giấc mơ :
Để đạt được GMSS [Sau này mình sẽ gọi Lucid Dream là giấc mơ sáng suốt :0 ], kĩ thuật này là rất quan trọng để bạn có thể nhớ ra ít nhất một giấc mơ sinh động một đêm. Điều này làm tăng nhận thức của bạn trong khi đang mơ, và quan trọng nhất, nó làm bạn thực sự có thể nhớ những giấc mơ sáng suốt của mình ... Các kỹ thuật sau đây sẽ dạy bạn làm thế nào để nhớ những giấc mơ của bạn thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn cảm thấy cực kì khó chịu về việc ghi nhớ những giấc mơ - hoặc nghĩ rằng bạn còn không có mơ khi ngủ nữa. Nhưng thực sự là những người trung bình ngủ tám giờ mỗi đêm đều trải qua 100 phút của thời gian giấc mơ REM.-Dành thời gian cho giấc ngủ REM
Nếu bạn không có thời gian để ngủ, thì bạn không thể nào đạt được GMSS đâu ... Để GMSS xảy ra, bộ não của bạn cần được thư giãn và nghỉ ngơi tốt. Hơn nữa, bạn nên có một giấc ngủ khoảng 8h trước khi bạn có thể tận hưởng thời gian dài của trạng thái mà "mắt đạng chuyển động liên tục" tiếng anh là Rapid Eyes Movement (REM) là khoảng thời gian chính mà con người đang mơ ,nói chung là bạn ngủ đủ giấc thì thời gian bạn tận hưởng GMSS sẽ lâu và dễ dàng hơn.Giấc mơ đầu tiên của đêm là ngắn nhất, chỉ kéo dài một vài phút và kẹp giữa các giai đoạn của giấc ngủ sâu. Bạn sẽ không nhớ bất kỳ thứ gì của giấc mơ này. Các chu kỳ giấc mơ thứ hai xảy ra khoảng 90 phút sau đó và diễn ra dài hơn một chút. Nhưng nó cũng không phải cho đến khi bạn đến chu kỳ REM thứ tư hoặc thứ năm (từ khoảng sáu giờ ngủ trở đi), lúc đó bạn sẽ trải qua giai đoạn dài của những giấc mơ khác nhau diễn ra trong 45-60 phút.
Vì vậy, nếu bạn chỉ ngủ năm hoặc sáu giờ mỗi đêm, bạn bạn đã đánh mất nhiều hơn khoản thời gian của giai đoạn dài của giấc ngủ REM, là giai đoạn quan trọng để não bộ xử lý ký ức và những thông tin mới cho não. Hơn nữa, hầu hết GMSS thường xảy ra từ 6h sáng trở đi [Cái này là thời gian đạt được GMSS của ông tác giả thôi chứ không phải 6h dễ đạt được GMSS nhất ], và những GMSS dài nhất và sáng suốt nhất diễn ra mạnh mẽ nhất sau 8h[Cũng của ổng ].
Nếu bạn không có thời gian cho phép bản thân mộ giấc ngủ như vậy để có thể đạt được trạng thái REM mà chỉ có thể ngủ từ 5-6h thôi, thì hãy cố gắng giành thời gian rãnh rỗi cuối tuần để làm một giấc ngủ như vậy. Cho mình ngủ thêm 2 giờ nữa và điều đó chính là yếu tố chính giúp bạn mơ mông trong GMSS đấy . Nếu bạn không thể đủ khả năng để ngủ như vậy vào cuối tuần ,hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn và lên lịch trình cho mình ít nhất 8-9 giờ ngủ/1 lần cho mỗi tuần ,còn bạn nào muốn mơ thường xuyên thì ráng ngủ điều đạn 8h mỗi ngày nhé .
-Ghi nhật ký giấc mơ ngay lập tức:
Khi bạn đã có được giấc ngủ REM rồi, thì đây là một cách giúp tăng thêm hiệu quả cho việc ghi nhớ giấc mơ ,nó cần bạn phải chuẩn bị mộn cuốn sổ tay để làm nhật kí giấc mơ.Buổi tối trước khi ngủ, đặt đồng hồ báo thức của bạn trước 4-5 giờ sau khi ngủ. Việc này sẽ giúp đánh thức bạn dậy trong giai đoạn giấc ngủ REM, khi thức dậy rồi hãy cố gắng gợi nhớ lại giấc mơ ngay lập tức. (Những chuyên gia về giấc mơ đồng ý rằng chúng ta có xu hướng chỉ nhớ những giấc mơ khi chúng ta bị đánh thức trực tiếp từ giấc mơ hơn. Nếu chúng ta chỉ đi thẳng vào một giấc ngủ sâu , giấc mơ sẽ bị mất mãi mãi mà bạn không còn nhớ gì nữa.)
Chuẩn bị sẫn một cuốn sổ tay cạnh giường và khi bị đánh thức lập tức ghi hết những chi tiết của giấc mơ mình có vào. Còn nếu lúc đó bạn không có ý nghĩ gì cả, tức là bạn không mơ, đừng lo lắng chỉ cần thư giãn và nằm im trong một vài phút và suy nghĩ về những gì bạn muốn mơ trong giấc ngủ tiếp theo. Khi ghi nhật ký mơ ước, viết ở thì hiện tại tức là đặt mình trong hoàn cảnh giấc mơ đó đang diễn ra và nhấn mạnh các nhân vật bất thường, biểu tượng, những khung cảnh, chủ đề, hoặc cảm xúc của chính bạn hoặc ai đó trong mơ. Sau đó thiết lập báo thức của bạn trong thời gian 90 phút và đi ngủ trở lại.
Lặp lại thủ thuật này mỗi 90 phút cho đến khi bạn mơ được trong ngày. Đến sáng, bạn có lẽ đã viết bốn hoặc năm ước mơ chi tiết. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nhằm gợi nhớ giấc mơ và tôi mạnh mẽ khuyên bạn nên thực hiện kỹ thuật này. Những nỗ lực của bạn để thức dậy mỗi 90 phút sẽ được khen thưởng với những kỷ niệm mạnh mẽ của những giấc mơ - và của người, địa điểm và nhựng điều kì diệu mà bạn nhiều khi trong cuộc sống hiện tại bạn không có ý tưởng về nó đã được thông qua đầu của bạn.
- Ngoài ra còn có những cách mình không dịch vì không khả thi ,nếu bạn muốn mình sẽ liệt kê ,đó là các cách như : Thôi miên, Thiền định ,Dùng thuốc như ma tuý cần sa ,Uống rượu bia ,nghe là thấy oải rồi.
2.Kĩ thuật kiểm tra sự thực tế ,kiểm tra nghịch lí :
Kiểm tra thực tế là một cách phổ biến nhiều người dùng để kích hoạt GMSS. Tuy rằng nó không đáng tin cậy 100%, nhưng nó rất dễ thực hiện và khá dễ để bạn hình thành nên một thói quen giúp bạn vào GMSS thường xuyên hơn.-Kiểm tra thực tế là gì ?
Để thâm nhập vào GMSS, bạn phải có khả năng để nhận ra sự khác biệt giữa một giấc mơ là ảo và thực tế cuộc sống.Bình thường, khi bạn mơ , đó là lúc bạn xem giấc mơ như cuộc sống thực ,bạn không cảm thấy lạ hay khác biệt nào. Chỉ khi bạn thức dậy bạn mới nhận ra một cái gì đó là lạ ,một cái gì đó vô lý.
Bằng cách kết hợp kiểm tra thực tế vào cuộc sống hằng ngày của bạn vào lúc bạn thức và vào lúc bạn mơ, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt giữa thức và mơ. Kĩ thuật này sẽ giúp bạn nhận ra rằng : "Này tôi đang mơ"!
-Điều gì tốt là tốt nhất để kĩ thuật này mang lại hiệu quả thực sự ?
Vậy, điều gì sẽ làm cho kĩ thuật này hoạt động hiểu quả trong một thế giới siêu thực mà cũng siêu vô lý ,một thế giới trong mơ ?Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đang tỉnh táo ngay bây giờ? Bạn có thể nói những câu sau [Không cần phải nói ra chính xác những từ này đâu ,nói tựa tựa như vậy cũng được]:
- Bởi vì tôi có thể nhìn thấy
- Bởi vì tôi có thể cảm thấy
- Bởi vì tôi còn nhận thức được
- Bởi vì tôi là chính tôi!
Vì vậy điều cần thiết nhất để phá vỡ ngăn cách khá mỏng manh đó giữa thực và ảo ,bạn phải thực hiện một hành động đi cùng một lời nói ,một suy nghĩ mà bạn đã biết trước rằng những hành động đó không thể nào thực hiện ở thế giới thực [Nếu bạn xem phim Inception "Kẻ đánh cắp giấc mơ" thì bạn sẽ thấy nhân vật chính kiểm tra xem anh ta đang tỉnh hay mơ bằng cách cho quay con quay của anh ta ,ở thế giới thực nó sẽ quay một lúc là dừng nhưng khi trong mơ nó sẽ quay mãi mãi ,bởi vì thế giới trong mơ là một thế giới siêu thực ,nó chỉ khác với thực tế là nó nằm trong tâm trí bạn thôi ]
Để nhận ra khi bạn đang mơ, bạn cần có thời điểm với một thử nghiệm xác định: một câu hỏi đơn giản kết hợp với một hành động được xác định trước mà bạn đã biết là không thể trong thế giới thức dậy.
-Làm thế nào để thực hiện kĩ thuật này và bước vào GMSS ?
Cơ bản của việc này chỉ đơn giản là thực hiện một số điều vô lý, tác giả đã có một ví dụ cũng rất thú vị : Hãy dùng 2 ngón tay phải của bạn đặt vào lòng bàn tay trái ,bạn hãy nghĩ là mình sẵn sàng để đẩy 2 ngón tay xuyên qua lòng bàn tay ,một điều mà trong thực tế chỉ những thằng cao thủ Thiếu Lâm Tự làm được ,và nó phải ngu lắm mới lấy 2 ngón tay đâm xuyên qua lòng bàn tay để thủng 2 cái lỗ ,nói chơi thôi nhưng mà khi bạn làm điều này trong mơ ,nó sẽ xảy ra hoàn toàn theo ý niệm của bạn ,tức là trong 90% thời gian bạn suy nghĩ và thực hiện ,chỉ có giấc mơ mới làm được điều đó.Và sau đó bạn biết ... Bạn đang mơ ước!
(Não bạn lúc đó đã có ý thức thực sự và bắt đầu một sự chuyển đổi rất nhanh, bạn sẽ có cảm giác thật sự rõ ràng về môi trường xung quanh, bạn đang ở đâu, và những gì bạn muốn làm gì tiếp theo. Để biết thêm thông tin về việc chuyển đổi ý thức sáng suốt , mình sẽ dịch nó sau ,giờ phải làm cái chính đã)
Tất nhiên, hành động là không đủ. Bạn cần phải hỏi câu hỏi "Tôi có mơ không?" và phải thật sự nghĩ rằng chính là nó ,bạn đang mơ. Bạn cần phải nhìn xung quanh thế giới trong mơ ,môi trường bạn đang đứng mỗi khi bạn thực hiện việc kiểm tra thực tế, và xem xét "Đây có phải là thật không?"
Bạn hãy đặt câu hỏi về môi trường xung quanh bạn. Ví dụ, bạn có thể nhìn vào một cái cốc trên bàn và tự hỏi nó có thực sự tồn tại hay tôi tưởng tượng ra nó? Liệu nó biến mất khi tôi ngừng nhìn vào nó? Còn không khí xung quanh thì như thế nào- tôi có thể thấy không khí? Ấm, lạnh, dày đặc, thưa thớt, nhiều màu sắc, vô hình? Đây là cách bạn xây dựng sự tự nhận thức: đặt câu hỏi cảm giác của riêng bạn và nhận thức trong thời điểm này.
Đồng thời, bạn sẽ thực hiện việc kiểm tra thực tế của bạn là đẩy ngón tay của bạn vào lòng bàn tay của bạn hay làm các hành động khác đơn giản và biết trước là hành động ấy không thể làm ngoài đời. Làm hàng chục lần một ngày (để lại các ghi chú để nhắc nhở mình) và cho phép mình kiểm tra mọi thứ ,có thể trong vài giây hoặc vài phút . Để chắc chắn bạn có những quyết định tốt nhất về những thông tin bạn thu thập ngoài thực tế và khi áp dụng vào giấc mơ nó chắc chắn xảy ra hoặc không. Không chỉ đặt câu hỏi thường xuyên và sau khi kiểm tra hãy quên nó đi. Tin những gì bạn đã quyết định sau khi kiểm tra và cho ra kết luận rằng việc gì có thể và không thể [Đoạn này mình dịch chuối quá ,nhưng mình cố gắng lái nghĩa sao cho nó có thể hiểu được và thêm bớt một số thứ ]
Chẳng bao lâu ,khi thói quen hình thành ,sẽ có lúc bạn hỏi câu hỏi mình đã kết luận trong mơ. Thành công rồi đấy. Tâm trí của bạn sẽ tự bước vào trạng thái tư duy và phán quyết mọi thứ ,và lúc đó khi cảm thấy những gì khác xa so với kết luận mà bạn đã cho là đúng ,bạn sẽ bước vào GMSS .
-Top 10 kĩ thuật kiểm tra thực tế GMSS thường được nhiều người dùng
Sử dụng các ngón tay kiểm tra nếu bạn thích, hoặc thử những thử nghiệm hiệu quả khác:- Hít thở - bạn có thể bịt mũi và miệng của bạn và hít thở?
- Nhảy - khi bạn nhảy, bạn có rơi lại chỗ cũ?
- Đọc - bạn có thể đọc một câu hai lần mà không có sự thay đổi?
- Nhìn - tầm nhìn của bạn rõ ràng hơn hoặc mờ hơn bình thường?
- Tay - bạn có thể đẩy tay xuyên qua một bề mặt rắn?
- Thời gian - bạn có thể đọc một mặt đồng hồ hoặc đồng hồ kỹ thuật số?
- Bay - có thể bạn sẽ tự mình bay hoặc tự chuyển động trên mặt đất?
- Lòng bàn tay - lòng bàn tay của bạn trông bình thường hay không?
- Gương - ảnh phản chiếu của bạn trông bình thường trong gương?
- Toán - Bạn có thể thêm hai con số cho một câu trả lời chính xác?
Đôi khi tôi cố gắng để đẩy bàn tay của tôi thông qua bàn làm việc hoặc bức tường. Nó là một cảm giác tuyệt vời khi bạn thực sự có thể đẩy bàn tay của bạn xuyên qua một thứ gì đó vững chắc trong một giấc mơ sáng suốt. Chính sự sáng suốt của bạn làm cho điều này cảm thấy thực và tự nhiên, rất lạ phải không ^^!
-Cách này hoạt động dựa trên thần kinh học tập của con người ,có những việc bạn phải suy nghĩ mới biết nó làm được hay không làm được nhưng có những việc trong chính quá trình sống ,chúng ta đạt được từ những kinh nghiệm thực tế và nó đã trở thành tiềm thức của ta nên ta khi thực hiện một hành động nào đó ta chắc chắn hiểu được là điều đó được hay không được mà không cần phải tư duy hay suy luận, như việc bạn có thể tự bay được hay có thể chui xuống đất chính bạn cũng biết là không thể xảy ra mà không cần phải nghĩ nhiều
3.Kĩ thuật Thức tỉnh trong GMSS :
Đây có thể xem là kĩ thuật mạnh mẽ để bạn có thể đạt được GMSS vì 2 lý do. Đầu tiên kĩ thuật này cho phép bạn có thể đạt được GMSS tại thời điểm mà bạn muốn. Thứ hai, kĩ thuật nào sẽ giúp cho GMSS trở nên cực kì sinh động và ích có sai sót hơn khi trích ra những kí ức của bạn trong tiềm thức.Thời gian tốt nhất để bắt đầu kĩ thuật này là tầm 4-5 giờ sau khi bạn ngủ dậy ,đó là lúc mà cơ thể bạn được thư giãn một cách hoàn toàn ,lúc đó chu kỳ REM sẽ rơi vào giai đoạn dài nhất và giấc mơ sẽ sống động nhất. Nếu bạn là người ngủ sâu ,hãy đặt đồng hồ báo thức của bạn báo sớm hơn 2-3 giờ so với hằng ngày. Còn nếu bạn là người dễ tỉnh giấc đơn giản chỉ cần thực hành kĩ thuật này vào lúc bạn tỉnh giấc ban đêm. Ngoài ra bạn còn có thể thực hiện nó vào lúc cơ thể mệt mỏi hoặc trong một giấc ngủ trưa .Lúc đó bộ não của bạn sẽ bắt kịp giấc ngủ REM đã mất.
-Liệu pháp thư giãn thể chất và tinh thần
Hãy nghĩ làm thế nào bạn rơi vào giấc ngủ mỗi đêm ? Chúng ta sẽ phải tái tạo lại quá trình đó với một số thay đổi nhỏ: Đó là chúng ta sẽ để cơ thể rơi vào giấc ngủ, nhưng tâm trí bạn vẫn tỉnh táo mà không nghỉ ngơi. Điều đó có vẻ khá lạ với các bạn nhưng yên tâm nó hoàn toàn có thể thực hiện được và về sau sẽ càng dễ dàng hơn để thực hành.Để bắt đầu bạn phải để cơ thể thả lỏng và thật sự thoải mái. Nằm bất cứ tư thế hay vị trí nào mà bạn cảm thấy nó có thể làm bạn không không di chuyển hay động đậy trong một khoảng thời gian dài. Đừng suy nghĩ nhiều, hãy để đầu óc trống rỗng và nhắm mắt để rơi vào màn đêm. Nếu có bất kì suy nghĩ gì bật lên ,chỉ cần tiếp tục để dòng suy nghĩ đó đi mà không được tương tác với nó [Khó hiểu nhỉ ,theo mình nghĩ chắc là để cho suy nghĩ mình bật ra, bạn đừng cố để kìm nó lại mà hãy để nó trôi đi ], nếu bạn không thể thực hiện kiểu thư giãn này ,nó cũng giống như là thiền nằm thôi, thì hãy thử nghe các bản nhạc hỗ trợ GMSS, đó là những bản nhạc cực kì thoải mái để bạn dễ rơi vào giấc ngủ.
-Trạng thái Hypnagogic
Lúc này đây, tâm trí của bạn đã rơi vào trạng thái buồn ngủ, nửa tỉnh nửa mơ và vào trạng thái Hypnagogia. Ví dụ như đôi khi bạn thấy thức dậy trong đêm thì lúc đó cơ thể vẫn trong tình trạng mơ màng, cơ thể bạn vào lúc đó sẽ cảm thấy thoải mái và khá yếu đuối , lúc đó bạn hãy trở lại giấc ngủ thì cơ thể và tâm trí của bạn sẽ chạy đến thế giới của giấc mơ mà không gì có thể ngăn cản cũng không cần nỗ lực nào cả. Khi tiến hành vào thế giới giấc mơ, cũng giống như việc bạn bắt được một đám mây, hay cưỡi lên nó. Điều này có nghĩa là đừng đối mặt với nó cũng đừng chống cự ,hãy thư giãn và để trạng thái này đưa bạn vào thế giới giấc mơ.(Còn nếu bạn đang cố gắng muốn bước vào trạng thái Hypnagogic bằng việc nằm im như ở phần trên mình đã viết , có thể gọi là thiền nằm đi, thì mình bổ sung là các bạn cần nằm im trong 10-15 phút, cố gắng thư giãn về cả thể chất lẫn tinh thần thì trạng thái này sẽ đến, cố gắng chọn nơi thật yên tĩnh và không khí xung quanh thoáng đãng dễ chịu thì nó sẽ đến càng nhanh)
Mội khi bạn đã ở trạng thái Hypnagogic, bạn sẽ nhìn thấy những mảng màu sắc xung quanh, nó hướng tầm nhìn của bạn ra khỏi bóng tối. Bạn hãy quan sát nó để vào sâu hơn trong những mảng màu, lúc đó nó sẽ dần thôi miên bạn , lấy mất nhận thức của bạn đối với thế giới bên ngoài, bước này đôi khi khá khó chịu vì cảm giác rất lạ và làm bạn thấy sợ nhưng đừng lo lắng, chỉ cần vượt qua bước này thì thế giới giấc mơ sẽ bắt đầu tự gầy dựng trong tâm trí của bạn.
Hãy để cơ thể bạn thoải mái khi nằm trên giường, nếu cơ thể cảm thấy tê thì đừng sợ hãi mà động đây,cố gắng giữ yên. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy ngứa thì tốt nhất đừng gãi nếu không muốn bắt đầu lại từ đầu, dù cho nó làm bạn khó chịu nhưng hãy cố thư giãn tối đa để giữ cho cơ thể tiến vào trạng thái Hypnagogic[Cái này thì mình cũng không chắc ,có người nói ngứa thì phải gải rồi nằm lại nó mới thư giãn hoàn toàn nhưng có người bảo đừng gải vì như thế là để cơ thể thoát trạng thái sắp đến, nên mình khuyên các bạn hãy dành vài ngày để làm cách gải và vài ngay để làm cách không gải, giữ nguyên cơ thể không cọ quậy xem cách nào tiến vào được]. Đôi lúc có những màn độc thoại nội tâm trong đầu bạn, hãy để nó trôi đi nhưng cố gắng làm sao cho mình phải tỉnh táo chứ không ngủ. Một lúc sau bạn sẽ nghe thấy những âm thanh từ trạng thái Hypnagogic - Là những âm thanh giọng nói và những thứ âm thanh khác lạ lẫm vang trong đầu bạn. Lúc này nhiều bạn sẽ rất sợ nhưng hãy cố gắng thư giãn và tận hưởng âm thanh đó chứ đừng cố gắng đối chọi với nó.
- Hypnagogia :Tạo ra những kí ức ấn tượng thoáng qua
- Hypnagogic :Hình ảnh cảm giác giống như những kí thuộc về những kí ực ấn tượng thoáng qua. Nhận thức có thế bay nhảy giữa lúc bạn ở trạng thái nửa tỉnh nửa mơ và phòng bạn ngủ [Nói chung là mấy cái từ khoa học này mình cũng chả hiểu gì sất nên dịch sơ sài ,chả hiểu nó nói gì nữa ]
-Tạo cảnh giấc mơ
Lúc này đây, bạn đã cảm thấy cơ thể khá tách rời với thế giới thực và dường như đang ở trong trạng thái của giấc mơ. Lúc này nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc bạn muốn ngủ thì mình cũng không trách bạn được vì đã đi đến bước này rồi. Nhưng nếu bạn đã sẵn sàng để tạo nên GMSS thì bạn cần có những xem xét, quyết định đúng để tiếp tục và làm cho phương pháp WILD trở nên thành công và dễ dàng hoặc là bạn đã bỏ công vô ích. Vì khi đến bước này bạn có 2 lựa chọn cho GMSS của mình nhưng nó thuộc về 2 loại khác nhau hoàn toàn.Đó chính là : Phương pháp trực quan [Đây chính là phương pháp chính để vào GMSS] và Phương pháp dẫn tới OBE [Trải nghiệm ngoài cơ thể, trong box Thần bí đã có một bài viết về cái này nên mình sẽ không hướng dẫn cách này, tuy nhiên nó cũng là một dạng của GMSS nhưng gần sát với thực tế cực kì, còn phương pháp trực quan sẽ giúp bạn vào một thế giới giấc mơ mà bạn ao ước, rộng lớn và sinh động hơn và mình chỉ đề cập đến dạng này]
Phương pháp trực quan
Phương pháp này cần bạn có trí tưởng tượng, càng sống động càng tốt. tuy nói là phương pháp nhưng thực ra mình chỉ yêu cầu các bạn tưởng tượng và tưởng tượng thôi , đơn giản là như vậy nhưng tưởng tượng làm sao để biến nó thành cái mình muốn trong việc tạo dựng thế giới của mình thì cần nhiều nỗ lực lắm đấy. Bây giờ, hãy bắt đầu hình dung ra một cảnh trong giấc mơ thật sinh động và càng nhiều chi tiết cận cảnh càng tốt (Giống như khi xem một bộ phim vậy). Hãy bắt đầu bằng việc khám phá môi trường xung quanh khung cảnh mà bạn đã hình dung, khám phá một cách bình tĩnh và tốt nhất đừng nên tác động gì vào mọi thứ. Cố gắng hoà mình vào khung cảnh, vào mọi thứ xung quanh để làm sao hình ảnh càng rõ ràng càng tốt.Ví dụ như bạn là một vận động viên hay đơn giản là người thích chơi thể thao. Hãy tưởng tượng lại khung cảnh bạn đang chơi môn thể thao đó , cảm giác của bạn về các động tác mà mình có thể làm khi chơi môn thể thao ấy, dùng tối đa những cảm xúc mãnh liệt và tâm trí để làm cho mọi giác quan dường như tưởng tượng ra đang chơi môn trận đấu chẳng hạn, cố gắng làm cho nó sinh động càng tốt. [Ở đây cha tác giả có phần mở rộng việc tạo dựng giấc mơ nhưng mình nghĩ chừng nào các bạn mơ được thì tự tìm hiểu sẽ tốt hơn
Song song với việc hoà mình vào trí tưởng tượng, bạn cũng cần phải nhắc nhở bản thân :"Tôi đang mơ" vì nó khá hữu ích để cho bạn biết rằng bạn đang mơ thực sự và để cho giấc mơ trở nên sáng suốt hơn.
Tuy là đã vào được GMSS nhưng thực ra cơ thể bạn vẫn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ tức là bạn vừa có thể chìm lại vào giấc ngủ hoàn toàn và tiếp tục giấc mơ của mình. Để cho 2 trạng thái này trở nên rõ ràng bạn cần phải tập trung mọi cảm giác của mình để chứng tỏ rằng mình đang ở trong thế giới giấc mơ ,mình đang đi bộ hoặc làm gì đó chứ không phải cảm giác bạn vẫn đang nằm trên giường đang tồn tại trong đầu bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn ngày càng hoà mình hơn vào thế giới giấc mơ mà không phải sợ mình mất đi lý trí lúc nào hoặc là mình không thực sự đủ ý thức để thế giới giấc mơ hoàn toàn thuộc về mình.
-Tiến vào thế giới của GMSS
Giờ đây bạn đã có toàn quyền điều khiển thế giới của mình, bạn đã thực sự thâm nhập vào thế giới của chính mình. Hãy sử dụng kết hợp những kĩ thuật kiểm tra thực tế và lời nhắn nhủ:"Tôi đang mơ" để xác định thế giới 3D mà mình đang ở chỉ là trong mơ và nó sẽ làm bạn thật sự sáng suốt hơn để toàn quyền kiểm soát giấc mơ của mình4.Kĩ thuật điều chỉnh chu kỳ (Cycle Adjustment Technique - CAT) :
Kỹ thuật CAT là một trong những kĩ thuật dễ dàng để bạn có thể tìm hiểu về GMSS. Nó liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn để nâng cao nhận thức của bạn trong giai đoạn giấc ngủ REM đầu buổi sáng. Khi sử dụng đúng cách, nó có thể tạo ra những GMSS trong một tuần !!Bài tập này được tạo ra bởi Daniel Love, một chuyên gia về GMSS đến từ Vương quốc Anh. Ông hiện đang viết một cuốn sách về cuộc phiêu lưu trong GMSS của mình, với nhiều thông tin về phương pháp của mình để thức dậy trong những giấc mơ.
Trong một thí nghiệm dùng đến mười học sinh, kỹ thuật CAT dạy họ làm thế nào để có GMSS trong hai tuần đầu tiên, báo cáo trung bình là họ đã có được 2 GMSS. Đó cũng là một kết quả khá tốt với người mới bắt đầu đặt chân vào thế giới giấc mơ
-Bước 1 :
Đặt đồng hồ báo thức của bạn báo sớm hơn giờ thức dậy của bạn 90 phút. Làm điều này mỗi ngày trong suốt một tuần để thiết lập lại đồng hồ sinh học của bạn. Kết quả là CAT sẽ không cho bạn có được GMSS trong 1 tuần đầu tiên ,hãy bình tĩnh trong tuần đầu nhé ,nôn nóng không tốt đâu.-Bước 2 :
Từ ngày thứ 8 trở đi. Thay đổi giờ thức dậy của bạn luân phiên với nhau. Tức là, ngày thứ 8 thức dậy bình thường thì ngày tiếp theo thức dậy sớm hơn như bước 1, cứ luân phiên như vậy trong một tuần.Khi bạn chuẩn bị ngủ, hãy tập trung sự chủ ý của bạn về việc mình sẽ thức dậy sớm hơn, lúc đó bạn sẽ thực hiện kĩ thuật kiểm tra thực tế ngay cả khi bạn biết bạn sẽ thức dậy trễ hơn vì lúc này bạn sẽ vào GMSS rất thường xuyên nên rất khó nhận ra mình đang ở trong mơ hay mình thức dậy thực sự.
Vào những ngày bạn đặt lịch thức dậy bình thường nhưng cơ thể bạn đã quen với việc thức dậy sớm. Lúc này nhận thức của bạn sẽ được kích thích và nhiều khả năng trở thành ý thức trong khi bạn vẫn còn mơ. Điều này cải thiện đáng kể cơ hội để bạn vào GMSS - Hãy hy vọng mỗi ngày nhé
Như các bạn thấy đấy, kĩ thuật CAT quả thật rất dễ phải không. Không cần phải thực hiện các kĩ thuật phức tạp như WILD, Hypnagogic v...v... chỉ cần một hành động nho nhỏ với chiếc đồng hồ báo thức và quyết tâm thức dậy đúng như các bước đã chỉ, bạn sẽ có cơ hội đặt chân vào GMSS thường xuyên và thú vị hơn
5.Kĩ thuật trở lại giấc ngủ (Wake Back To Bed - WBTB) :
Nói không ngoa khi tôi có thể khẳng định rằng đây chính là một trong những kĩ thuật hiệu quả nhất, chính tôi cũng là người đã áp dụng phương pháp này để vào GMSS, và nó còn đặc biệt hiệu quả đối với những người mới bắt đầu đặt chân vào thế giới của giấc mơ. Nó có thể giúp bạn đạt được GMSS trong suốt một tuần nếu bạn muốn hoặc ít hơn.WBTB, là một biến thể của kĩ thuật CAT mà tôi đã đề cập ở kĩ thuật 3 với một khác biệt quan trọng: kết quả là ngay lập tức.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này mỗi ngày trong tuần, hoặc chỉ vào những ngày cuối tuần - tùy vào điều kiện mà bạn có. Bạn càng thực hành kĩ thuật này nhiều, bạn càng có nhiều cơ hội hơn đặt chân vào giấc mơ mà nơi bạn chính là một vị chúa sáng tạo.
Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho người mới bắt đầu bởi nó thực sự đơn giản và rất có ích những bạn còn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa vào GMSS. Đã có nhiều phản hồi tích cực của nhiều người rằng họ đã áp dụng kĩ thuật này thành công - Ngoài ra có một số còn có thể mơ GMSS trên 1 giờ. Nếu bạn thích và muốn tham gia vào thế giới giấc mơ của chính bạn, nhưng bạn không thử qua kĩ thuật này hẳn là bạn sẽ phải tiếp tục điên đầu dài dài nữa để tìm ra cách nào thích hợp hơn cho bạn.
-Bước 1 :
Tất nhiên là phải đi ngủ rồi . Cho phép bạn có một giấc ngủ trong 6 giờ, đặt đồng hồ báo thức hoặc thứ gì đó có thể đánh thức bạn dậy sớm sau 6 giờ.-Bước 2 :
Ngủ xong thì phải dậy phải không nào ^^ !!. Sau giấc ngủ 6 giờ đó, bạn bước ra khỏi chỗ ngủ của mình. Cố gắng để bạn tỉnh táo hoàn toàn bằng cách cho não bạn chú ý về một thứ gì đó, càng giúp bạn tập trung càng tốt. Nói vậy thôi chứ thực ra rất đơn giản, bạn có thể bật chiếc máy tính yêu dấu của mình để tiếp tục tìm hiểu về GMSS nếu bạn thích hoặc nghe vài bản nhạc nào đó, miễn sao đừng để bạn phải ngủ lại trong cho đến khi bạn đã thức được khoảng thời gian từ 20-60 phút.[Cố gắng đừng nằm trên giường nghe nhạc hoặc đọc sách v..v... ví có thánh mới biết chừng nào bạn ngủ lại, hi hi đùa thôi ]-Bước 3 :
Bước này là bước quan trọng nhất, cũng là bước khó nhất và cực kì quan trọng để xác định bạn có vào được GMSS hay không. Đó là ... Ngủ lại !! . Làm mọi cách để não bạn được thư giãn, thoải mái và quan trọng là bạn có thể vào lại giấc ngù, trước đó nếu thích có thể tưởng tượng ra khung cảnh trong mơ mà bạn muốn và những dự định khi vào được thế giới giấc mơ, nó giúp cho giấc mơ của bạn thêm sinh động, sau đó GMSS sẽ được đánh thức trong giấc ngủ của bạn.-Kĩ thuật này hoạt động như thế nào [Dành cho những bạn muốn tìm hiểu thêm] :
Đầu tiên, bởi vì khi bạn thức dậy sau 6 giờ, tức là bạn đã kích thích ý thức của não trong giai đoạn mà cơ thể con người bước vào giấc ngủ REM, gần chu kỳ REM 5,6. Điều này dẫn đến việc bạn có ý thức trong mơ. Thứ hai, bạn trở lại giấc ngủ nhanh chóng từ trạng thái có ý thức, tức là bạn đã lôi kéo ý thức của mình vào những giấc mơ và nhiều thứ khác.Mặc dù cố gắng thức dậy thật là khó khăn, nhưng các bạn mới bắt đầu hãy cố gắng thức thật lâu từ 20-60 phút để cho ý thức của não thực sự tăng cao và tăng hiệu quẻ để đạt được GMSS.
Lời khuyên và kinh nghiệm bản thân : Đây chính là cách mình dùng để vào GMSS, nhờ có nó mà đã có một lần mình đạt được GMSS trong 3 ngày liên tục, vả lại nó cũng rất dễ làm và cũng không ảnh hưởng mấy đến giấc ngủ của mình, bạn chỉ giảm bớt thời gian ngủ của mình từ 20-60 phút thôi, có thể ít hơn nếu bạn chỉ muốn thức trong 20 phút. Nhưng để làm được bạn thực sự phải có quyết tâm thức dậy, đừng đặt báo thức gọi bạn dậy rồi lại không kiểm soát nối cơ thể mà ngủ tiếp, như thế bạn không thể thành công được.
Ngoài ra, khi vào được giấc mơ rồi, bạn phải bỏ ra chút thời gian để dùng kĩ thuật kiểm tra thực tế, bởi bạn không biết bạn đang mơ thì cũng như không. Mình chắc chắn với các bạn rằng giấc ngủ trở lại chắc chắn bạn sẽ mơ, nhưng đó là một giấc mơ bạn có thể nhớ được, trên 6 lần mình thức dậy rồi ngủ lại, mình đều mơ và giấc mơ nào cũng nhớ được .
Hãy sử dụng đoạn âm thanh sau đây trong khi ngủ để giúp bạn tiến gần hơn với Lucid Dream - Giấc mơ sáng suốt
8 cách thức tỉnh trong mơ để biết được bạn đang mơ
- Toán: hãy làm toán cộng hai, ba con số, nếu não bạn ko thể tập trung hay kết quả ra thật kỳ quặc, hãy nhắc nhớ bản thân mình khả năng bạn có thể đang mơ
- Đọc: nếu bạn ko thể tập trung đọc một đoạn chữ trong 10 giây hãy nhắc bản thân điều tương tự
- Thở: Bịt mũi nín thở và ngậm miệng lại, nếu bạn vẫn có thể thở thì có thể bạn đang nằm mơ đấy
- Giờ: Nhìn đồng hồ xem liệu nó có trở nên quái hay thời gian chỉ trên nó có bất thường không
- Bay: Nêu bạn có thể bay như siu nhân, búng chân một cái lên tận trời, 99% là bạn đang mơ
- Gương: Hãy nhìn vào gương xem bạn nhìn có khác thường không
- Tay: Hãy nhìn bàn tay bạn xem, trông nó có gần với bạn một cách khác thường không
- Nhéo: Đây là cách kiểm tra khá nổi tiếng, hãy nhéo thử mình xem có cảm giác đau hay không
Kết luận về Lucid Dream
Bạn có thể cho rằng Lucid Dream là một điều gì đó hoang đường, rằng nếu như thực sự tồn tại, nó cũng chỉ giống như một thứ ảo giác kéo con người ra xa khỏi thế giới thực tại. Hoàn toàn sai lầm. Lucid Dream không chỉ giúp bạn giải tỏa những bức bối trong cuộc sống thường ngày, nó còn là nơi để cảm xúc thăng hoa, nơi giúp trí tưởng tượng của bạn vượt ra khỏi những giới hạn do chính bạn tạo nên. Lucid Dream chính là một con đường giúp bạn tự nhận thức về bản thân cũng như thế giới xung quanh. Còn chần chừ gì nữa, sao bạn không thử một lần chìm đắm trong thế giới của những giấc mơ?
Nội dung được sưu tầm & tổng hợp
Bản quyền thuộc Giải Mã Giấc Mơ
Copyright @GiaiMaGiacMo.Com
chuẩn
Trả lờiXóaTớ mà đã phán kiểu gì mà chả chuẩn nhỉ, ha ha!
XóaCấp cao nhất trong LD của tui là mơ xuyên tầng, xuyên được đến tầng 2. Có ng bạn nó vô được tới Limbo luôn rồi.
Trả lờiXóaẶc, đến mức như vậy rồi hả? Cậu mơ mà kiểu mộng du chưa?
XóaCó vẻ từ bé đến giờ mơ Licud Lucid ko hề ít. Cứ tưởng mình có trí tưởng tượng phong phú chứ :)) Công nhận là mơ bay sướng voãi xoài
Trả lờiXóaCái này là phải có sự can đảm lắm mới dám lucid nè!
Xóamình toàn mơ ôm cô gái mình thích sướng phết các bác ạ. lần đó ko biết sau mơ thấy bị zombie nó rượt mà biết mình đang mơ nên tưởng tượng ra cây kiếm tuyệt đẹp đồ sát chúng nó.
Trả lờiXóaMơ sướng nhất chắc là chịch chịch vợ bác nhỉ? Ha ha
Xóalàm sao để đầu óc tỉnh táo khi nhắm mắt lúc cơ thể mệt mỏi nhất
Trả lờiXóamình mơ thấy ngày tận thế
Trả lờiXóanhưng bây giờ thì hết mơ cái đó rầu,mình nghe nói bên tây tạng có 1 vị đạo sư có khả năng mơ tỉnh siêu việt,đỉnh cao của lucid dream là liên kết các giấc mơ của mọi người lại với nhau và biến giấc mơ thành thực tại của mình
Xóamình mơ mình kiểm soát được thời gian, nghĩa là cứ khi mình muốn nói trở về quá khứ là thời gian bị tua ngược lại khi mình còn cấp 1, và lúc đó mình cảm nhận được tất cả trong lucid dream, cũng cảm thấy bất ngờ và soi vào gương và thấy 1 gương mặt hơi khác đi 1 chút, lúc đấy còn nghĩ thế này chứ: khi quay lại thời gian thì tập trung vào việc học nhỉ :))các thứ khác nữa, tuy rõ ràng đấy nhưng lại không thật sự liên kết lắm và đúng như bài viết trên nói, khi mình ngủ từ 2h10 sáng đến đúng 7h thì có hẹn giờ dậy, khi dậy trạng thái rất mơ hồ nhưng lại thấy rất thoải mái, sau đó quay sang tắt chuông, mọi thứ mình vẫn cảm nhận được nhé, lúc tắt xong chuông còn kê lại cái gối mà, hình như từ lúc đó là vào lucid dream còn ngủ tiếp đến 8h30 nữa, bạn mình kể từ lúc 7h mày cứ nói mơ liên tục.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHay! Cảm ơn bạn đã sưu tầm từ wiki,voz,.. để viết lại và đăng bài có hệ thống. Nhưng mà để bản quyền thấy không ổn, thiết nghĩ nên kèm theo link trích dẫn để tôn trọng người dịch & tác giả. Thân :)
Trả lờiXóavn-zoom ko phải voz nhầm ^^
XóaTham gia group Mở Tỉnh VN https://www.facebook.com/groups/motinhluciddream/
Trả lờiXóa